Hướng dẫn đăng ký hộ kinh doanh mới nhất
Mục lục
Để có thể được công nhận chính thức thì hộ kinh doanh phải thông qua thủ tục đăng ký hộ kinh doanh. Mặc dù không có quy mô rộng lớn như doanh nghiệp nhưng cơ sở kinh doanh này vẫn phải tuân thủ. Việc thực hiện thủ tục đăng ký đúng chuẩn sẽ giúp hộ kinh doanh nhanh chóng nhận được giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo quy định hiện hành.
Hướng dẫn đăng ký thành lập hộ kinh doanh mới nhất
Thủ tục đăng ký thành lập hộ kinh doanh
Hiện nay theo quy định của pháp luật hiện hành mà cụ thể là Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì thủ tục thành lập hộ kinh doanh được thực hiện theo trình tự quy định tại Điều 87. Theo đó việc đăng ký hộ kinh doanh được thực hiện tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh. Người đăng ký sẽ gửi hồ sơ đến cơ quan này để yêu cầu giải quyết.
Khi tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ hoặc người thành lập hộ kinh doanh biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có).
Nếu sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ mà không nhận được Giấy chứng nhận hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ thì người thành lập hộ kinh doanh hoặc hộ kinh doanh có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Một số lưu ý khi đăng ký hộ kinh doanh
Một số lưu ý khi đăng ký hộ kinh doanh
Để bảo đảm cho khả năng được cấp giấy chứng nhận thì người thực hiện cần lưu ý một số vấn đề sau:
Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh
Hồ sơ chính là yếu tố quan trọng nhất quyết định toàn bộ thủ tục này. Vì thế trước hết hồ sơ phải bao gồm các loại giấy tờ thiết yếu và được điền đầy đủ thông tin. Những loại giấy tờ buộc phải có bao gồm:
– Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
– Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập hộ kinh doanh;
– Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký mở hộ kinh doanh;
– Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập hộ kinh doanh..
Lưu ý khi kê khai hồ sơ
Hộ kinh doanh, người thành lập hộ kinh doanh tự kê khai hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, trung thực và chính xác của các thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh. Chủ hộ kinh doanh có thể ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.
Người thành lập hộ kinh doanh hoặc hộ kinh doanh nộp 01 bộ hồ sơ tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện khi thực hiện thủ tục mở hộ kinh doanh. Vì thế cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện không được yêu cầu người thành lập hộ kinh doanh hoặc hộ kinh doanh nộp thêm hồ sơ hoặc giấy tờ khác ngoài các giấy tờ trong hồ sơ đăng ký theo quy định.