Có phải thông báo mẫu dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh nữa không?
Mục lục
Con dấu là một biểu tượng pháp lý đặc trưng của mỗi công ty. Nó thường được sử dụng để xác nhận và chứng thực các văn bản, tài liệu nội bộ và các giao dịch của công ty. Con dấu có chức năng đại diện cho ý chí của công ty và đảm bảo tính chính xác và uy tín của các tài liệu mà nó gắn ký. Vậy có cần phải thông báo mẫu dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh trước khi sử dụng không?
1. Có cần phải thông báo mẫu dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh không?
Trước đây, theo quy định tại Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định về con dấu của công ty như sau:
1. Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Nội dung con dấu phải thể hiện những thông tin sau đây:
a) Tên doanh nghiệp;
b) Mã số doanh nghiệp.
2. Trước khi sử dụng, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
3. Việc quản lý, sử dụng và lưu giữ con dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty.
4. Con dấu được sử dụng trong các trường hợp theo quy định của pháp luật hoặc các bên giao dịch có thỏa thuận về việc sử dụng dấu.”
Hiện tại, theo quy định tại Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về con dấu của công ty như sau:
“1. Dấu bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
2. Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp.
3. Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.
Như vậy, trước đây theo quy định cũ thì doanh nghiệp bắt buộc phải thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh trước khi sử dụng để đăng tải công khai thông tin trên Cổng thông tin quốc gia. Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp hiện hành đã bỏ quy định này. Bắt đầu từ 01/01/2021, doanh nghiệp không phải có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh dù là đăng ký mẫu dấu mới hay thay đổi mẫu dấu công ty.
2. Vì sao bỏ quy định thông báo mẫu dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh
Khi cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra dự án Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) tiếp tục khẳng định rõ hơn việc trao quyền cho doanh nghiệp trong việc quyết định có hoặc không có con dấu, đồng thời thống nhất bỏ quy định doanh nghiệp phải thông báo mẫu dấu cho cơ quan đăng ký kinh doanh nhằm giảm bớt thủ tục hành chính.
Cơ quan thẩm tra cũng nêu rõ 04 lý do cần thiết bỏ quy định thông báo mẫu dấu cho cơ quan đăng ký kinh doanh. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, thủ tục thông báo mẫu dấu cho cơ quan đăng ký kinh doanh chỉ là để công khai mẫu dấu trên Cổng thông tin về đăng ký doanh nghiệp, đây không phải là thủ tục xin phép sử dụng con dấu mà chỉ là thủ tục hành chính, trường hợp doanh nghiệp vi phạm thì sẽ bị xử phạt hành chính;
Thứ hai, việc bỏ thủ tục thông báo mẫu dấu sẽ không làm phát sinh tranh chấp việc sử dụng con dấu. Công ty có thể tự công khai mẫu dấu trên trang web của doanh nghiệp để bảo vệ quyền lợi của bản thân hoặc theo yêu cầu của bên thứ ba;
Thứ ba, góp phần cắt giảm chi phí gia nhập thị trường, nâng xếp hạng về môi trường kinh doanh của quốc gia. Theo báo cáo của Chính phủ tổng kết thực hiện Luật Doanh nghiệp 2014, Ngân hàng Thế giới đánh giá việc duy trì thủ tục này làm phát sinh thêm một thủ tục hành chính, ảnh hưởng đến xếp hạng chỉ số khởi sự kinh doanh;
Thứ tư, trong bối cảnh đẩy mạnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, cần tạo điều kiện cho công ty chủ động ứng dụng các phương tiện khoa học, công nghệ (chữ ký điện tử, công nghệ blockchain…), qua đó tạo thuận lợi trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
3. Dịch vụ hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp
Đăng ký kinh doanh nhanh là một trong những đơn vị dịch vụ thực hiện đăng ký thành lập doanh nghiệp uy tín và chất lượng nhất hiện nay. Những nội dung hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp bao gồm nhưng không giới hạn như sau:
- Tư vấn các quy định hiện hành liên quan đến vấn đề mà bạn quan tâm;
- Hỗ trợ soạn thảo hồ sơ và thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp;
- Hỗ trợ thủ tục kê khai thuế ban đầu, thông báo phát hành hoá đơn, cách ghi hoá đơn, cách tính thuế,…
- Tư vấn và hỗ trợ giải đáp thắc mắc các vấn đề liên quan luật và thuế mọi lúc, tận nơi và suốt quá trình doanh nghiệp hoạt động,…