Thành lập doanh nghiệp là gì? Ai có quyền thành lập?
Mục lục
Thành lập doanh nghiệp là gì? Những ai có quyền thành lập doanh nghiệp? Nếu thành lập doanh nghiệp thì cần làm những gì? Đó là thắc mắc chung của không ít người khi muốn thành lập doanh nghiệp. Để tìm ra câu trả lời chuẩn xác, bạn có thể tham khảo bài viết sắp được chia sẻ dưới đây của chúng tôi.
1. Thành lập doanh nghiệp là gì?
Trước khi đi vào các thông tin chi tiết về thành lập doanh nghiệp, đầu tiên, bạn cần hiểu rõ thành lập doanh nghiệp là gì?
Có thể hiểu, thành lập doanh nghiệp chính là việc tạo lập hoặc thành lập một tổ chức kinh doanh khi đã có đầy đủ các yếu tố cần và đủ. Chẳng hạn như, cá nhân/ tổ chức phải chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất cần thiết như: Nhân lực, vật lực, trụ sở, vốn, nhà xưởng,…
Sau khi tìm hiểu thành lập doanh nghiệp là gì, bạn cũng cần phải biết ý nghĩa của việc thành lập, đó chính là:
- Đối với tổ chức, cá nhân thì sẽ được pháp luật bảo vệ trong quá trình hoạt động và được Nhà nước công nhận về mặt pháp luật. Cá nhân hoặc tổ chức sẽ được kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.
- Đối với nền kinh tế: Khi một doanh nghiệp thành lập thành công thì sẽ góp phần vào sự phát triển chung của đất nước.
- Đối với xã hội: Doanh nghiệp đó sẽ được nhiều người trong xã hội biết đến hơn thông qua việc quảng bá thương hiệu, từ đó đẩy mạnh sự phát triển của doanh nghiệp.
Do đó, thành lập doanh nghiệp có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc góp phần vào sự phát triển chung cho khu vực nói riêng và cho toàn xã hội nói chung.
2. Khi thành lập doanh nghiệp sẽ gặp phải những thuận lợi và khó khăn nào?
Bên cạnh thắc mắc: “Thành lập doanh nghiệp là gì?”, có không ít người cũng băn khoăn về những khó khăn và thuận lợi sẽ gặp phải khi thành lập doanh nghiệp. Vậy khi thành lập doanh nghiệp sẽ gặp phải những khó khăn và thuận lợi nào?
2.1. Thuận lợi khi thành lập doanh nghiệp
- Các hoạt động kinh doanh sẽ trở nên hợp pháp hơn tại Việt Nam khi thành lập doanh nghiệp.
- Khi thành lập công ty, ước mơ khởi nghiệp của những bạn trẻ sẽ trở thành hiện thực và khẳng định được bản lĩnh của mình.
- Giúp cho nhiều người có thêm công ăn việc làm, trở thành một việc có ích cho xã hội.
- Cải thiện mức thu nhập của cá nhân cùng các thành viên và cổ đông trong công ty.
- Ngoài ra, còn tạo dựng uy tín trong lòng khách hàng. Khách hàng sẽ đặt lòng tin của mình nhiều hơn khi giao dịch với các doanh nghiệp đã được đăng ký.
2.2. Khó khăn khi thành lập doanh nghiệp
- Trong giai đoạn đầu thành lập doanh nghiệp sẽ phải chi rất nhiều khoản như mặt bằng, vật dụng,…
- Phải tuân thủ nghiêm các quy định về chính sách thuế và pháp lý và có trách nhiệm đóng đầy đủ các khoản phí đăng ký.
- Đối diện với sự cạnh tranh trên thị trường cũng như rất khó để tìm kiếm khách hàng tiềm năng.
- Doanh nghiệp mới thành lập sẽ rất ít nguồn thu nên dễ xảy ra tình trạng lỗ cao hoặc thiếu hụt vốn.
3. Hồ sơ và thủ tục để thành lập doanh nghiệp cần những gì?
Sau khi đã hoàn tất quá trình chuẩn bị các yếu tố ở trên, chủ doanh nghiệp sẽ phải đi qua các bước trình tự thủ tục dưới đây:
3.1. Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thành lập công ty
Trong bộ hồ sơ thành lập doanh nghiệp sẽ gồm có:
- Hộ chiếu còn hiệu lực, CCCD, CMND của thành viên góp vốn, chủ đầu tư, cổ đông và người đại diện theo pháp luật.
- Một tờ giấy đề nghị đăng ký kinh doanh.
- Điều lệ của công ty.
- Danh sách thành viên/cổ đông của công ty.
- Một số giấy tờ liên quan khác.
3.2. Tiến hành nộp hồ sơ và nhận kết quả
Thủ tục thành lập doanh nghiệp cần những gì? Bước tiếp theo sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, bạn cần phải tiến hành nộp hồ sơ và chờ kết quả.
Người sáng lập hoặc người được ủy quyền sẽ thực hiện đăng ký doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thông qua mạng điện tử trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Sau khi nộp, phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ kiểm tra và xem xét tính hợp lệ của hồ sơ trong vòng 3 ngày làm việc. Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ thì sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, còn trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì phòng đăng ký kinh doanh sẽ yêu cầu chủ doanh nghiệp bổ sung và chỉnh sửa.
3.3. Khắc con dấu công ty
Thủ tục thành lập doanh nghiệp cần những gì? Bước cuối cùng, đó là doanh nghiệp cần lựa chọn con dấu của công ty. Trong Điều 43 Luật doanh nghiệp 2020 có quy định về thủ tục khắc dấu cho doanh nghiệp mới thành lập như sau:
- Có thể dùng dấu điện tử hoặc dấu tròn.
- Doanh nghiệp sẽ tự quyết định nội dung của con dấu.
- Doanh nghiệp tự quyết định số lượng của con dấu.
- Việc lưu giữ và quản lý dấu của doanh nghiệp sẽ thực hiện theo Điều lệ của công ty.
Xem thêm: Hỗ trợ thành lập công ty trọn gói
Câu hỏi: “Thành lập doanh nghiệp là gì?” đã được chúng tôi trả lời cụ thể qua bài viết trên. Hy vọng, bạn đọc sẽ hiểu hơn về quy trình thành lập doanh nghiệp cũng như những khó khăn và thuận lợi sẽ gặp phải để có phương án vận hành tốt hơn.