Trường hợp nào không xử phạt đối với doanh nghiệp giải thể?
Mục lục
Nhiều trường hợp doanh nghiệp giải thể không làm thủ tục giải thể theo quy định. Vậy trong trường hợp nào không xử phạt đối với doanh nghiệp giải thể? Nếu bạn đang có thắc mắc về vấn đề này thì hãy cùng Gạo House tìm hiểu nhé!
1. Trường hợp nào doanh nghiệp sẽ bị giải thể?
Tại Khoản 1 Điều 207 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về các trường hợp doanh nghiệp giải thể như sau:
Các trường hợp doanh nghiệp giải thể
1. Doanh nghiệp bị giải thể trong trường hợp sau đây:
a) Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
b) Theo nghị quyết, quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;
c) Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
d) Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác.
Theo đó, trường hợp doanh nghiệp thuộc các trường hợp nêu trên thì doanh nghiệp bắt buộc phải giải thể theo quy định của pháp luật.
Xem thêm: Dịch vụ giải thể doanh nghiệp
2. Các trường hợp bị xử phạt đối với doanh nghiệp giải thể
Doanh nghiệp bị giải thể sẽ bị xử phạt về hành vi trốn thuế, nợ thuế, vi phạm pháp luật và phải giải thể theo quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền. Hoặc cũng có thể do lãnh đạo công ty vi phạm quy định của Luật Doanh nghiệp dẫn đến công ty bị thu hồi giấy phép kinh doanh và bị phạt khi giải thể. Từ đó có thể thấy, có nhiều nguyên nhân khiến doanh nghiệp bị phạt khi giải thể, nhưng nhìn chung đều là do nợ thuế, trốn thuế, không tuân thủ pháp luật,…
Như vậy, khi công ty/ doanh nghiệp giải thể tùy theo từng tình huống cụ thể sẽ có mức xử phạt khác nhau. Tại Khoản 1 Điều 58 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm về giải thể doanh nghiệp như sau:
Vi phạm về giải thể doanh nghiệp
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện thủ tục giải thể khi kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
b) Không thực hiện thủ tục giải thể khi công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
c) Không thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh trước khi nộp hồ sơ đăng ký giải thể doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp đã giải thể không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Căn cứ tại khoản 2 Điều 65 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi khoản 33 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định như sau:
Những trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
…
2. Đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này, người có thẩm quyền không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng vẫn phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính nếu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thuộc loại cấm tàng trữ, cấm lưu hành hoặc tang vật, phương tiện mà pháp luật có quy định hình thức xử phạt tịch thu và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với hành vi vi phạm hành chính đó.
Quyết định phải ghi rõ lý do không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính; tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu; biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng, trách nhiệm và thời hạn thực hiện.
Việc tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản này không bị coi là đã bị xử phạt vi phạm hành chính.
3. Trường hợp không xử phạt đối với doanh nghiệp giải thể
- Khi doanh nghiệp giải thể không vi phạm bất kỳ quy định hiện hành nào của Luật Doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp không nợ thuế, không vi phạm pháp luật và hoạt động đúng quy định của Pháp luật nên không bị phạt đối với doanh nghiệp bị giải thể.
- Nếu vì lý do khách quan nào đó mà chủ doanh nghiệp buộc phải giải thể thì chủ doanh nghiệp sẽ không bị xử phạt.
Lúc này doanh nghiệp chỉ cần hoàn tất các thủ tục, hồ sơ giải thể doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Nộp phí giải thể doanh nghiệp nếu có. Ngoài ra, không có hình phạt nào khác vì họ không vi phạm bất kỳ quy định hay điều khoản nào. Giải thể doanh nghiệp cần phải có thủ tục, hồ sơ, quy trình hợp lệ mới được công nhận. Vì vậy, công ty/ doanh nghiệp phải cần chuẩn bị thật tốt để việc giải thể công ty diễn ra nhanh chóng và đúng quy định.