Đăng ký giấy phép kinh doanh ở đâu?
Mục lục
Thủ tục xin đăng ký giấy phép kinh doanh ở đâu? Có tốn nhiều thời gian hay không? Đây là những thắc mắc chung của hầu hết những người lần đầu đăng ký kinh doanh thành lập công ty. Bài viết này sẽ giúp bạn biết chúng tôi sẽ giải đáp những thắc mắc đó của các bạn
1. Đăng ký giấy phép kinh doanh ở đâu?
Giấy phép kinh doanh là bằng chứng mà cơ quan nhà nước cho phép các cá nhân, các tổ chức doanh nghiệp đang tham gia hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam, khi đáp ứng đầy đủ điều kiện đăng ký kinh doanh theo những quy định của pháp luật hiện hành.
Về mặt pháp lý, công ty, tổ chức được Sở Kế hoạch và đầu tư cấp giấy phép kinh doanh có đủ điều kiện để hoạt động kinh doanh. Theo Luật doanh nghiệp, đối với các doanh nghiệp trong nước thì ngành nghề đăng ký sẽ không hạn chế ngoại trừ kinh doanh ngành nghề có điều kiện.
Căn cứ theo luật doanh nghiệp 2005 việc xin giấy phép kinh doanh thực hiện tại cơ quan đăng ký kinh doanh của nhà nước. Đối với các loại mô hình kinh doanh khác nhau thì chúng ta lại có cơ quan tiếp nhận hồ sơ xin giấy phép đăng ký kinh doanh khác nhau.
– Đối với hộ kinh doanh bạn cần nộp hồ sơ xin đăng ký giấy phép kinh doanh ở Ủy Ban Nhân Dân cấp quận, huyện nơi bạn đặt trụ sở kinh doanh.
– Đối với các loại hình công ty có tư cách pháp nhân như công ty TNHH, Công ty cổ phần,….. thì cơ quan có thẩm quyền là Sở kế hoạch đầu tư tỉnh, thành phố, tức thủ tục sẽ được thực hiện ở phòng đăng ký kinh doanh thuộc sở kế hoạch và đầu tư thành phố.
2. Hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh
Đối với mỗi loại hình kinh doanh thì hồ sơ sẽ khác nhau, cụ thể như sau:
– Công ty tư nhân:
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân như Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu,…
- Chứng chỉ hành nghề hoặc các chứng chỉ khác nếu ngành nghề pháp luật quy định cần chứng chỉ.
– Công ty TNHH:
- Đối với thành viên là cá nhân: bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác;
- Đối với thành viên là tổ chức: bản sao quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; văn bản uỷ quyền, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo uỷ quyền;
- Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân khác đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.
– Công ty cổ phần:
- Đối với cổ đông là cá nhân: bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác;
- Đối với cổ đông là tổ chức: bản sao quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; văn bản uỷ quyền, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo uỷ quyền;
- Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân khác đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.
3. Thủ tục thành lập công ty
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ để đăng ký kinh doanh: Tùy vào loại hình công ty mà những loại hồ sơ yêu cầu có khác nhau.
Bước 2: Nộp hồ sơ, nộp tiền phí lệ phí theo quy định và nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Bước 3: Công bố thành lập doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia.
Việc công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp sẽ được thực hiện ngay tại thời điểm doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh, phí công bố cũng sẽ được thu tại thời điểm này.
Bước 4: Thực hiện thủ tục khắc dấu, thông báo mẫu dấu của doanh nghiệp.
Sau khi hoành thành các thủ tục và nhận được giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp, chủ sở hữu có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho cá nhân, tổ chức khác thực hiện các thủ tục với đơn vị khắc dấu để tạo con dấu pháp nhân cho doanh nghiệp mình.