Yêu cầu, thủ tục đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh
Mục lục
Ngành nghề kinh doanh là một nội dung quan trọng khi thành lập doanh nghiệp. Do đó, khi đăng ký mới hay thêm, bớt (gọi chung là thay đổi) ngành nghề kinh doanh thì doanh nghiệp đều phải thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Bài viết này sẽ hướng dẫn về những yêu cầu và thủ tục đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh theo quy định pháp luật.
1. Ngành nghề kinh doanh là gì?
Ngành nghề kinh doanh là lĩnh vực hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp, gồm các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hoặc các hoạt động khác có liên quan đến việc thu lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. Ngành nghề kinh doanh có thể phân ra thành nhiều lĩnh vực khác nhau, chẳng hạn như ngành sản xuất, thương mại, dịch vụ, bất động sản, tài chính, ngân hàng, giáo dục, y tế, công nghệ thông tin, vận tải, nông nghiệp, thủy sản và nhiều lĩnh vực khác nữa.
2. Vì sao doanh nghiệp phải đăng ký ngành nghề kinh doanh với cơ quan nhà nước có thẩm quyền?
Doanh nghiệp phải đăng ký ngành nghề kinh doanh với nhà nước để đảm bảo việc hoạt động kinh doanh được thực hiện theo đúng quy định pháp luật và đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. Việc đăng ký ngành nghề kinh doanh cũng giúp nhà nước có được thông tin về tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, từ đó có thể đưa ra các chính sách, biện pháp hỗ trợ, giám sát và kiểm soát việc hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp hiệu quả hơn.
Do đó, khi doanh nghiệp muốn bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh thì cũng cần thực hiện thủ tục thông báo thay đổi ngành nghề kinh doanh theo quy định pháp luật để cơ quan nhà nước có thẩm quyền được biết về việc này (Điều 31 Luật Doanh nghiệp 2020). Đây là quy trình đăng ký mở rộng phạm vi kinh doanh của doanh nghiệp dựa trên danh sách ngành nghề kinh doanh đã đăng ký khi mới thành lập công ty.
2.1 Căn cứ pháp lý:
Căn cứ pháp lý bạn cần biết đó là:
- Luật Doanh nghiệp 2020;
- Nghị định 47/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Doanh nghiệp;
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp
2.2 Yêu cầu khi bổ sung ngành nghề kinh doanh
Yêu cầu khi bổ sung ngành nghề kinh doanh bạn cần nắm vững đó là:
- Không đăng ký bổ sung các ngành nghề kinh doanh đã có sẵn;
- Không bổ sung ngành nghề cấm kinh doanh, trái với đạo đức xã hội;
- Không bổ sung ngành nghề kinh doanh gây nhầm lẫn với cơ quan, tổ chức nhà nước như báo chí, thanh tra,…
- Không được rút bỏ toàn bộ ngành nghề kinh doanh hiện có;
- Không bổ sung ngành nghề kinh doanh gây nhầm lẫn với cơ quan, tổ chức nhà nước như báo chí, thanh tra,…
2.3 Thời điểm doanh nghiệp cần đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh
Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định khi doanh nghiệp thông qua quyết định thay đổi ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, ngành nghề đăng ký kinh doanh hộ cá thể thì trong vòng 10 ngày phải tiến hành thông báo tới cơ quan đăng ký kinh doanh để cập nhật lại thông tin doanh nghiệp, hộ kinh doanh.
Đối với doanh nghiệp FDI thì chỉ tiến hành đăng ký thêm ngành nghề kinh doanh khi đã hoàn thành thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư theo Luật đầu tư.
2.4 Thủ tục đăng ký bổ sung
Căn cứ pháp lý: Theo quy định tại Điều 56 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, khi muốn thay đổi (bao gồm việc bổ sung ngành nghề kinh doanh)
Bước 1: Doanh nghiệp cần gửi Thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bao gồm các giấy tờ sau đây:
- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký;
- Nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc thay đổi ngành, nghề kinh doanh.
Bước 2: Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và điều kiện tiếp cận thị trường đối với các ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật về đầu tư, cập nhật thông tin về ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
Xem thêm: Hướng dẫn nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh qua bưu điện
3. Phí, lệ phí nhà nước
Khi làm thủ tục thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh, bạn cần nộp lệ phí nhà nước và phí dịch vụ như sau:
- Lệ phí nộp hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh và cấp giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp tại Sở KH&ĐT – 200.000 đồng;
- Lệ phí công bố thay đổi ngành nghề kinh doanh tại Cổng thông tin quốc gia – 300.000 đồng;
Thủ tục đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh không phức tạp nhưng nó đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận trong quá trình chuẩn bị thủ tục và nộp cho cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền, vì chỉ cần sai một chút thông tin thì thì hồ sơ của bạn sẽ bị yêu cầu sửa đổi, bổ sung. Do đó, khách hàng cần chú ý những vấn đề này khi tự chuẩn bị hồ sơ đăng ký bổ sung ngành, nghề kinh doanh hoặc liên hệ với Luật sư chúng tôi để sử dụng dịch vụ nhanh chóng, hiệu quả.