Tổng hợp những lưu ý khi làm giấy đăng ký kinh doanh hộ cá thể
Mục lục
Hộ kinh doanh cá thể là mô hình kinh doanh đơn giản và xuất hiện nhiều nhất tại Việt Nam. Để làm giấy đăng ký kinh doanh hộ cá thể bạn cần chuẩn bị hồ sơ, thủ tục đầy đủ. Dưới đây là hướng dẫn cách đăng ký kinh doanh hộ cá thể mới nhất mà bạn nên tham khảo.
1. Hộ kinh doanh cá thể là gì? Đối tượng nào nên đăng ký hộ kinh doanh cá thể?
Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp định nghĩa về hộ kinh doanh cá thể như sau: Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình thành lập và chịu trách nhiệm trước pháp luật bằng toàn bộ tài sản của mình để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của hộ gia đình. Trường hợp các thành viên trong hộ đăng ký kinh doanh thì một thành viên được ủy quyền làm đại diện kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên trong hộ ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.
Nhiều người khi bắt đầu kinh doanh thường phân vân không biết nên thành lập công ty hay đăng ký kinh doanh riêng lẻ cho phù hợp với quy mô hoạt động hoặc ưu nhược điểm của từng loại hình doanh nghiệp,… Thông thường các cá nhân, hộ gia đình sau đây nên làm giấy đăng ký kinh doanh cá thể thay vì công ty, doanh nghiệp:
- Khách hàng không cần sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng (VAT) để tránh những vấn đề phức tạp về thuế như phải nộp tờ khai, báo cáo quý, báo cáo tài chính…
- Các cá nhân, hộ gia đình có mô hình kinh doanh nhỏ, ít vốn;
- Có nhu cầu hợp pháp hóa hình thức kinh doanh, phải có giấy phép khi được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra;
Đối tượng không cần đăng ký là hộ kinh doanh cá thể: Cá nhân, hộ gia đình làm nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và bán hàng rong, ăn vặt, buôn bán, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh.
2. Hồ sơ, thủ tục làm giấy đăng ký kinh doanh hộ cá thể
Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể bao gồm các giấy tờ sau:
- Đơn đăng ký hộ kinh doanh;
- Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của chủ doanh nghiệp;
- Bản sao hợp đồng thuê nhà, hợp đồng mượn nhà hoặc sổ đỏ trong trường hợp địa chỉ kinh doanh của chủ hộ đứng tên chủ hộ (không cần công chứng).
Trường hợp các thành viên trong hộ góp vốn đăng ký hộ kinh doanh thì phải bổ sung thêm các giấy tờ sau:
- Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/Hộ chiếu của các thành viên trong hộ gia đình;
- Bản sao hợp lệ biên bản họp các thành viên trong hộ về việc thành lập hộ kinh doanh;
- Bản sao hợp lệ văn bản ủy quyền của các thành viên trong hộ gia đình cho một thành viên làm chủ doanh nghiệp;
- Văn bản ủy quyền cho người nộp đơn (nếu có);
- Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề (nếu có).
Xem thêm: Dịch vụ đăng ký hộ kinh doanh
3. Tổng hợp những lưu ý khi làm giấy đăng ký kinh doanh hộ cá thể
3.1. Lưu ý về đối tượng đăng ký
Theo Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định rõ đối tượng được quyền thành lập hộ kinh doanh cá thể là cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên và có đủ năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Người đại diện của các thành viên hộ gia đình có tên trên giấy phép kinh doanh là chủ doanh nghiệp.
Một người chỉ có thể đứng tên duy nhất một hộ kinh doanh, xét trên phạm vi cả nước. Nếu người này là chủ hộ kinh doanh trước đây, mặc dù đã kinh doanh lâu năm nhưng chưa giải thể thì người này không được đứng tên trên hộ kinh doanh mới.
3.2. Lưu ý về cách đặt tên hộ kinh doanh cá thể
Cũng giống như thành lập doanh nghiệp, hộ kinh doanh cũng cần phải có tên gọi riêng.
- Tên hộ kinh doanh bao gồm 2 thành phần: “Hộ kinh doanh + Tên riêng của hộ kinh doanh”.
- Tên hộ kinh doanh không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” vì dễ gây nhầm lẫn với loại hình doanh nghiệp.
- Tên riêng của hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của các hộ kinh doanh khác đã đăng ký trên địa bàn huyện.
- Không dùng tiếng Anh để đặt tên hộ kinh doanh. Nếu được sử dụng, hãy đảm bảo có dấu chấm giữa các ký tự.
3.3. Lưu ý về địa điểm đăng ký kinh doanh
Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh là nơi hộ kinh doanh thực hiện hoạt động kinh doanh. Hộ kinh doanh có thể kinh doanh ở nhiều địa điểm nhưng phải lựa chọn địa điểm để đăng ký trụ sở chính của hộ kinh doanh và phải thông báo với Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại.
Trong trường hợp địa chỉ này là nhà thuê hoặc nhà mượn thì cần xác minh rõ ràng tại địa chỉ này đã có ai thành lập doanh nghiệp chưa? Nếu có, họ đã giải thể doanh nghiệp này chưa? Để xác minh việc này, cần đề nghị chủ nhà lên UBND huyện hỏi. Trường hợp có doanh nghiệp chưa giải thể, chủ nhà có thể đến UBND cấp huyện yêu cầu giải thể doanh nghiệp này với lý do chủ doanh nghiệp đã rời đi và không còn hoạt động tại đây.
3.4. Lưu ý về vốn điều lệ khi đăng ký hộ kinh doanh cá thể
Hiện tại, pháp luật không quy định mức vốn tối thiểu hoặc tối đa đối với hộ kinh doanh. Vì vậy, số vốn đăng ký tùy thuộc vào khả năng của mỗi người và quy mô, ngành nghề mà người đăng ký hướng tới.
Tuy nhiên, cần lưu ý: Chịu trách nhiệm về các rủi ro của hộ kinh doanh là trách nhiệm vô hạn (chịu trách nhiệm về toàn bộ tài sản có được). Vì vậy khi quyết định đăng ký kinh doanh, bạn cần cân nhắc những rủi ro trong tương lai. Nếu việc kinh doanh không thuận lợi, bạn phải chịu trách nhiệm về toàn bộ tài sản mình có chứ không chỉ riêng số vốn bạn đã đăng ký.
3.5. Lưu ý số lượng lao động tối đa của một hộ kinh doanh
Theo quy định trước đây, số lượng lao động tối đa mà một hộ kinh doanh cá thể được phép sử dụng là 9 lao động. Tuy nhiên, với Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hộ kinh doanh không còn bị hạn chế về số lượng lao động.
3.6. Lưu ý về ngành nghề đăng ký kinh doanh
Hộ kinh doanh được quyền đăng ký nhiều ngành, nghề mà pháp luật không cấm.
Hộ kinh doanh được phép kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật nhưng phải đảm đảm đáp ứng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động.
3.7. Lưu ý về hồ sơ cần thiết để đăng ký hộ kinh doanh cá thể
- Hợp đồng thuê, mượn nhà giữa chủ nhà và chủ doanh nghiệp phải được ký trực tiếp, không qua trung gian;
- Bản sao công chứng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- 2 bản sao công chứng CMND/CCCD của chủ hộ và các thành viên trong hộ góp vốn thành lập hộ kinh doanh (nếu có);
- Bằng cấp các ngành nghề có điều kiện (bản sao có công chứng).