Tìm hiểu chi tiết về báo cáo tài chính cho doanh nghiệp mới thành lập
Mục lục
Một doanh nghiệp khi mới hoạt động cần phải trình lên cơ quan nhà nước nhiều báo cáo và báo cáo tài chính là một trong những hồ sơ quan trọng gửi lên cơ quan thuế. Vậy báo cáo tài chính cho doanh nghiệp mới thành lập cần những gì, cách lập báo cáo và thời hạn nộp báo cáo là khi nào? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin này qua bài viết dưới đây.
1. Báo cáo tài chính cho doanh nghiệp mới thành lập cần những gì?
Báo cáo tài chính cho doanh nghiệp mới thành lập cần chuẩn bị những giấy tờ, chứng từ sau đây:
- Bảng cân đối kế toán: Là báo cáo nhằm mục đích thể hiện tóm tắt tài sản mà công ty hiện sử hữu, bao gồm nguồn tài sản cố định và tài sản ngắn hạn, tài sản vãng lai (bán thành phẩm, vốn lưu trữ, cổ phiếu…). Thêm vào đó, bảng cân đối còn phải có những khoản nợ ngắn hạn và nợ dài hạn (nếu có).
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Là báo cáo thể hiện thu chi và mức thu nhập nhằm phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh của công ty theo định kỳ (quý/ năm của doanh nghiệp).
- Báo cáo gửi lên cơ quan thuế: Đây thực chất là cáo cáo thuế, là văn bản báo cáo thể hiện tình hình nộp thuế hàng tháng, quý, năm của các doanh nghiệp theo quy định của nhà nước.
- Bảng cân đối tài chính kế toán: Là bảng tổng hợp những khoản phát sinh trong kỳ hạch toán của doanh nghiệp theo quy định theo kỳ báo cáo từ đầu đến cuối năm.
- Bảng thuyết minh: Gồm những thông tin như hoạt động công ty, những chuẩn mực và chế độ kế toán, kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ và những thông tin bổ sung khác cho báo cáo trên.
- Tờ khai doanh nghiệp: Bao gồm quyết toán thuế thu nhập cá nhân, thu nhập doanh nghiệp; tờ khai thuế giá trị gia tăng, xuất nhập khẩu; báo cáo thuế môn bài.
Xem thêm: Thành lập công ty nhanh – Những vấn đề quan trọng cần lưu ý
2. Cách lập báo cáo tài chính và thời hạn nộp báo cáo
Người thực hiện phải nắm được thông tin về cách lập báo cáo và thời hạn nộp theo quy định của nhà nước.
2.1 Cách lập báo cáo tài chính cho doanh nghiệp mới thành lập
Việc lập báo cáo tài chính doanh nghiệp cần được thực hiện đầy đủ để tránh việc sai sót hoặc phải chỉnh sửa dữ liệu. Để làm được điều đó, người lập báo cáo tài chính cần phải có quy trình thực hiện đầy đủ. Cụ thể như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị và sắp xếp giấy tờ kế toán đầy đủ và theo trình tự thời gian để thuận lợi cho việc thực hiện báo cáo sau đó.
- Bước 2: Kế toán phải hạch toán chi tiết tất cả các nghiệp vụ phát sinh theo những chứng từ đã chuẩn bị trước đó.
- Bước 3: Thực hiện kê khai báo cáo tài chính theo chuẩn quý/ năm dựa theo các nghiệp vụ phát sinh theo tháng/ quý.
- Bước 4: Thực hiện việc rà soát cũng như tổng hợp các nghiệp vụ phát sinh theo từng nhóm tài khoản kế toán trong từng kỳ.
- Bước 5: Tiến hành bút toán tổng hợp và kết chuyển những chi phí, lãi lỗ, doanh thu….
- Bước 6: Kế toán thực hiện việc lập báo cáo tài chính cho doanh nghiệp mới thành lập hoàn thiện việc kê khai báo cáo tài chính theo quy định của nhà nước và pháp luật.
2.2 Thời hạn nộp báo cáo tài chính
Thời hạn nộp báo cáo tài chính đã được quy định tại Điều 109, thông tư 200/2014/TT-BTC như sau:
Đối với các doanh nghiệp nhà nước:
- Thời hạn nộp báo cáo tài chính theo quý: Đơn vị phải nộp báo cáo tài chính quý chậm nhất là 20 ngày tính từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý. Đối với công ty mẹ hay tổng công ty nhà nước, thời gian chậm nhất là 45 ngày. Đơn vị kế toán thuộc doanh nghiệp hay tổng công ty nhà nước báo cáo tài chính cho công ty mẹ và tổng công ty theo đúng thời hạn mà công ty mẹ và tổng công ty quy định.
- Thời hạn nộp báo cáo tài chính theo năm: Các đơn vị kế toán nộp báo cáo tài chính cho doanh nghiệp mới thành lập chậm nhất là 30 ngày từ từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Đối với công ty mẹ và tổng công ty nhà nước, thời gian chậm nhất là 90 ngày. Kế toán thuộc tổng công ty nhà nước nộp báo cáo tài chính theo năm cho công ty mẹ, tổng công ty theo thời hạn được quy định.
Đối với các doanh nghiệp khác:
- Kế toán thuộc doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh phải nộp báo cáo tài chính năm chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
- Kế toán thuộc các đơn vị khác, thời hạn nộp báo cáo tài chính năm chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.