Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp giá rẻ năm 2021
Mục lục
Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp được thực hiện tại Sở Kế hoạch và Đầu tư bao gồm các bước cơ bản sau: Chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp; Nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp; Nhận giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp; Khắc dấu để công ty chính thức đi vào hoạt động.
Thành lập doanh nghiệp là gì?
Thành lập doanh nghiệp là sự hình thành một doanh nghiệp mới trong nền kinh tế thị trường. Hoạt động thành lập doanh nghiệp do các nhà đầu tư tiến hành trên cơ sở quy định về pháp luật doanh nghiệp và hình thức pháp lý của doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, cách thức góp vốn, tổ chức quản lý doanh nghiệp, quyền và nghĩa vụ cùa doanh nghiệp, người đầu tư thành lập doanh nghiệp…
Về mặt pháp lý, thành lập doanh nghiệp là thủ tục hành chính do các thành viên sáng lập của doanh nghiệp đó hoặc đại diện của họ tiến hành tại cơ quan đăng ký kinh doanh, nhằm đăng ký hợp pháp cho doanh nghiệp, ở Việt Nam, việc thành lập doanh nghiệp để kinh doanh mà không/chưa có đăng ký doanh nghiệp bị coi là hành vi vi phạm pháp luật. Do vậy, ngoài việc chuẩn bị các điều kiện vật chất để doanh nghiệp được thành lập, nhà đầu tư có nghĩa vụ thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp (đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp) để sự hiện diện của doanh nghiệp trong nền kinh tế được coi là hợp pháp. Ngoài ra, tùy thuộc pháp luật mỗi quốc gia, nhà đầu tư có thể còn phải thực hiện một số thủ tục pháp lý có liên quan khác để có đủ cơ sở pháp lý cho doanh nghiệp gia nhập thị trường, đó là:
- Thủ tục đăng ký đầu tư (đối với dự án đầu tư thành lập tổ chức kinh tế thuộc diện phải đăng ký đầu tư);
- Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh (đối với nhà đầu tư có lựa chọn kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh cỏ điều kiện)…
Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp năm 2021 như thế nào?
Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp sẽ được thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Xác định loại hình doanh nghiệp khi thành lập
Bước đầu tiên mà mọi cá nhân, tổ chức cần thực hiện khi tiến hành đăng ký doanh nghiệp chính là xác định loại hình công ty. Việc làm này đóng vai trò vô cùng quan trọng và có ảnh hưởng xuyên suốt đến quá trình thành lập và phát triển của doanh nghiệp. Do đó, mọi người nên cân nhắc và xác định cho mình một loại hình phù hợp. Các loại hình doanh nghiệp được pháp luật Việt Nam công nhận và bảo vệ bao gồm: Công ty TNHH, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh, Doanh nghiệp tư nhân.
Bước 2: Chọn tên khi thành lập công ty hoặc thành lập doanh nghiệp
Các cá nhân, tổ chức thường dành rất nhiều tâm huyết, công sức khi đặt tên cho công ty. Dù lựa chọn theo bất kỳ ý đồ nào thì điều kiện bắt buộc vẫn phải tuân thủ theo quy định pháp luật. Đặt tên công ty nghe có vẻ đơn giản, vậy nhưng đây lại là thủ tục thành lập công ty khiến không ít cá nhân, tổ chức gặp bất lợi. Việc đặt tên công ty phải đúng theo quy định của pháp luật.
Bước 3. Đăng ký địa chỉ trụ sở chính khi thành lập doanh nghiệp, công ty
Theo quy định tại điều 43 Luật Doanh nghiệp, trụ sở chính là địa điểm liên lạc chính của công ty. Thông tin trụ sở phải được xác định rõ thôn/xóm/số nhà, đường/phố, phường/xã, quận/huyện, tỉnh/thành phố.
Trụ sở chính quý khách hàng khai trong thủ tục thành lập công ty phải có quyền sử dụng hợp pháp. Điều đó có nghĩa, quý khách hàng sẽ phải là chủ sở hữu địa điểm đăng ký trụ sở. Hoặc trường hợp trụ sở chính là địa điểm thuê, mượn… cần phải có hợp đồng theo đúng pháp luật.
Bước 4: Đăng ký vốn điều lệ khi thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp
Mọi người có thể hiểu đơn giản vốn điều lệ là số tiền mà chủ sở hữu, thành viên, cổ đông góp vào khi thành lập công ty, hoặc cam kết góp vào theo thời gian quy định rõ trong Điều lệ. Vốn điều lệ được xem là cơ sở để phân định rõ quyền lợi và nghĩa vụ giữa các thành viên, cổ đông góp vốn. Tất nhiên, đối với những công ty như trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, chủ sở hữu sẽ phải góp 100% vốn điều lệ.
Vốn điều lệ còn là yếu tố tác động đến thuế môn bài mà công ty sẽ phải đóng với cơ quan nhà nước. Do vậy, quý khách hàng không nên chọn bừa bãi một số vốn điều lệ. Thay vào đó nên hỏi ý kiến của mọi người đi trước hoặc nhận sự tư vấn của công ty Luật để lựa chọn số vốn điều lệ phù hợp.
Bước 5: Quyết định người đại diện theo pháp luật công ty
Trong thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp, quý khách hàng sẽ cần phải kê khai người đại diện theo pháp luật là Giám đốc/Tổng Giám đốc hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên/Hội đồng quản trị. Các quy định về người đại diện theo pháp luật được nêu rõ tại Điều 13, 14, 15, 16 Luật Doanh nghiệp.