Thủ tục đăng ký kinh doanh nhà trọ chi tiết nhất
Mục lục
Hiện nay, ở những thành phố lớn, nhu cầu tìm kiếm nhà trọ ngày càng gia tăng. Do đó, nhiều chủ nhà thường lấy mô hình này làm hình thức kinh doanh, thu về nguồn lợi nhuận rất cao. Tuy nhiên, cần đăng ký kinh doanh nhà trọ như thế nào? Bài viết của Phan Law Vietnam dưới đây sẽ hướng dẫn bạn thủ tục đăng ký kinh doanh nhà trọ chi tiết nhất nhé!
1. Không đăng ký kinh doanh nhà trọ bị phạt như thế nào?
Dựa vào quy định tại khoản 2 Điều 66 của Nghị định 78/2015/NĐ-CP, các trường hợp hoạt động thương mại không phải đăng ký kinh doanh bao gồm:
- Những hộ gia đình tham gia sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hay làm muối.
- Những cá nhân buôn bán hàng rong, buôn bán quà vặt.
- Những cá nhân buôn chuyến.
- Những cá nhân kinh doanh theo hình thức lưu động như xe đẩy, xe máy, xe tải nhỏ…
- Những cá nhân làm dịch vụ buôn bán có thu nhập thấp.
Qua quy định trên, ta thấy việc đăng ký kinh doanh nhà trọ là hoạt động kinh doanh không thuộc các hoạt động kinh doanh không phải đăng ký kinh doanh.
Vì vậy, chủ kinh doanh nhà trọ cần phải đăng ký giấy phép kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Việc không đăng ký kinh doanh nhà trọ sẽ bị phạt hành chính theo Nghị định 124/2015/NĐ-CP tại Khoản 7 Điều 1, người cho thuê nhà trọ mà đăng ký kinh doanh theo quy định, sẽ bị phạt hành chính từ 2 triệu đến 3 triệu đồng.
Nếu người cho thuê nhà trọ vẫn tiếp tục cho thuê trọ trong thời gian bị đình chỉ hoạt động bởi cơ quan có thẩm quyền thì bị phạt từ 5 triệu đến 10 triệu đồng.
2. Quy trình các bước thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh nhà trọ
2.1. Lựa chọn hình thức đăng ký kinh doanh nhà trọ
Tùy theo quy mô kinh doanh nhà trọ, chủ nhà trọ có thể đăng ký kinh doanh theo một trong hai hình thức:
- Đăng ký doanh nghiệp: Nếu chủ nhà trọ có nhu cầu kinh doanh nhà trọ với nhiều thành viên góp vốn, với quy mô lớn, không hạn chế về địa điểm.
- Đăng ký hộ kinh doanh: Khi chủ nhà trọ kinh doanh nhà trọ với quy mô nhỏ thì nên đăng ký kinh doanh nhà trọ theo hình thức hộ kinh doanh. Với hình thức này, thủ tục sẽ nhanh chóng, đơn giản và đóng thuế dễ dàng hơn. Tuy nhiên, việc đăng ký hộ kinh doanh nhà trọ sẽ có những hạn chế như: chỉ đăng ký kinh doanh tại một địa điểm duy nhất, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm về toàn bộ tài sản của mình cho hoạt động kinh doanh.
2.2. Chuẩn bị hồ sơ xin giấy phép đăng ký kinh doanh nhà trọ
Hồ sơ đăng ký kinh doanh nhà trọ đối với doanh nghiệp:
- Văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp, trong đó có đăng ký ngành nghề kinh doanh nhà trọ.
- Giấy trình bày dự thảo điều lệ công ty kinh doanh nhà trọ.
- Danh sách liệt kê đầy đủ các cổ đông hoặc thành viên sáng lập.
- Đối với thành viên cổ đông là cá nhân phải có giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp của thành viên đó.
- Trường hợp thành viên, cổ đông là tổ chức thì yêu cầu bản sao Giấy phép kinh doanh hoặc Giấy đăng ký kinh doanh. Kèm theo là văn bản ủy quyền và giấy tờ chứng thực cá nhân hợp lệ của người đại diện theo ủy quyền.
- Các hồ sơ, giấy tờ liên quan theo quy định.
Hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh nhà trọ đối với hộ cá thể:
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh cá thể có đầy đủ các thông tin liên quan đến tên hộ kinh doanh và địa điểm kinh doanh; việc kinh doanh; số vốn kinh doanh; số lượng công nhân.
- Giấy tờ chứng thực hợp lệ của cá nhân thành lập hộ kinh doanh.
- Văn bản xác nhận quyền sử dụng địa điểm kinh doanh nhà trọ.
- Các giấy tờ liên quan khác theo quy định.
Xem thêm: Dịch vụ đăng ký hộ kinh doanh cá thể uy tín, trọn gói, nhanh chóng
2.3. Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh nhà trọ
- Đối với đăng ký doanh nghiệp: Hồ sơ nộp về Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
- Đối với đăng ký hộ cá thể: Hồ sơ nộp tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi hộ cá nhân đăng ký kinh doanh.