ĐĂNG KÝ KINH DOANH NHANH

TP.HCM - Hà Nội - Tiền Giang

Đăng ký kinh doanh nhanh

  • Logo
  • Trang chủ
  • Về chúng tôi
  • Dịch vụ
  • Tin tức
    • Đăng ký kinh doanh
    • Pháp lý kinh doanh
    • Khác
  • Liên hệ
  • Logo
  • Trang chủ
  • Về chúng tôi
  • Dịch vụ
  • Tin tức
    • Đăng ký kinh doanh
    • Pháp lý kinh doanh
    • Khác
  • Liên hệ
Trang chủ » Tin tức » Pháp lý kinh doanh » Thành lập công ty TNHH cần bao nhiêu vốn?

Thành lập công ty TNHH cần bao nhiêu vốn?

Pháp lý kinh doanh  |  Cẩm Xuyên  |  12/01/2022  | 
Lượt xem: 18

Mục lục

  • 1. Vốn điều lệ
  • 2. Vốn pháp định.
  • 3. Vốn ký quỹ
    • 3.1. Những ngành nghề kinh doanh cần vốn ký quỹ:
    • 3.2. Thủ tục ký quỹ

Khi tiến hành thành lập công ty TNHH không ít cá nhân phải vay tiền ngân hàng để có tiền thành lập công ty. Tuy nhiên, tiền chỉ cần thiết trong quá trình vận hành công ty chứ chưa cần thiết trong giai đoạn thành lập công ty. Vậy số vốn cần thiết khi thành lập công ty TNHH là bao nhiêu? Có những loại vốn nào? Và chúng khác nhau như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn.

Công ty TNHH.
Công ty TNHH.

1. Vốn điều lệ

Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên công ty TNHH đóng góp hoặc cam kết đóng góp trong một thời hạn nhất định và được ghi trong Điều lệ công ty.

Vốn điều lệ phải được đăng ký với với cơ quan có thẩm quyền khi bạn tiến hành đăng ký thành lập doanh nghiệp. Pháp luật không quy định mức vốn điều lệ tối thiểu là bao nhiêu, bởi mức vốn điều lệ phù thuộc vào khả năng tài chính của từng thành viên.

Vốn điều lệ chỉ ảnh hưởng đến thuế môn bài mà doanh nghiệp phải đóng hằng năm mà thôi. Cụ thể như sau:

  • Với vốn điều lệ từ 10 tỷ trở xuống mức thuế môn bài là 2.000.000 đồng/ năm;
  • Vốn điều lệ trên 10 tỷ mức thuế môn bài là  3.000.000 đồng/ năm.

Tuy nhiên khi mức vốn điều lệ quá thấp thì đồng nghĩa với việc trách nhiệm của các thành viên cũng thấp chỉ tương đương phần vốn góp trong vốn điều lệ. Vì vậy sẽ không tạo được niềm tin cho khách hàng khi tiến hành giao dịch với doanh nghiệp.

Do đó, vốn Điều lệ là loại vốn không có quy định mức tối thiểu cũng như tối đa, doanh nghiệp tự chủ trong việc góp vốn pháp định để cân bằng những lợi ích khác nhau. Số vốn điều lệ đăng ký với cơ quan nhà nước chỉ để tham khảo và doanh nghiệp không cần chứng minh vốn điều lệ có thật hay không.

Khi thành lập doanh nghiệp ngoài vốn điều lệ thì khi ngành nghề mà “doanh nghiệp kinh doanh thuộc nhóm ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định và ngành nghề kinh doanh cần vốn ký quỹ” thì cần phải lưu ý tới hai loại vốn là vốn pháp định và vốn ký quỹ.

2. Vốn pháp định.

Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu để thành lập công ty TNHH khi công ty đăng ký kinh doanh ngành nghề kinh doanh cần vốn pháp định. Vốn pháp định do công ty có thẩm quyền ấn định, nó được xem là có thể thực hiện được dự án khi thành lập doanh nghiệp. Vốn pháp định sẽ khác nhau tùy theo lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh.

Việc quy định vốn pháp định giúp đảm bảo khả năng thực tiễn và mục đích kinh doanh của doanh nghiệp, bên cạnh đó bảo vệ những cá nhân, tổ chức khác khi phát sinh quan hệ với doanh nghiệp.

Những ngành nghề kinh doanh cần vốn pháp định quy định rõ trong các văn bản chuyên ngành liên quan, ví dụ như:

– Kinh doanh dịch vụ kiểm toán: Vốn pháp định đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn là 3 (ba) tỷ đồng Việt Nam; từ ngày 01 tháng 01 năm 2015, vốn pháp định là 5 (năm) tỷ đồng Việt Nam Quy định tại Điều 5 Nghị Định 17/2012/NĐ-CP.

– Kinh doanh chứng khoán: Môi giới chứng khoán: 25 tỷ đồng Việt Nam; Tự doanh chứng khoán: 100 tỷ đồng Việt Nam; Bảo lãnh phát hành chứng khoán: 165 tỷ đồng Việt Nam; Tư vấn đầu tư chứng khoán: 10 tỷ đồng Việt Nam. Vốn pháp định của công ty quản lý quỹ tại Việt Nam, chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam là 25 tỷ đồng Việt Nam. Quy định tại Điều 71-Văn bản hợp nhất số 20/VBHN-BTC.

– Kinh doanh bảo hiểm: Quy định tại Điều 10 Nghị định 73/2016/NĐ-CP

  • Mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ: Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ (trừ các trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản này) và bảo hiểm sức khỏe: 300 tỷ đồng Việt Nam; Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này và bảo hiểm hàng không hoặc bảo hiểm vệ tinh: 350 tỷ đồng Việt Nam; Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này, bảo hiểm hàng không và bảo hiểm vệ tinh: 400 tỷ đồng Việt Nam;
  • Mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ: Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm liên kết đơn vị, bảo hiểm hưu trí) và bảo hiểm sức khỏe: 600 tỷ đồng Việt Nam; Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này và bảo hiểm liên kết đơn vị hoặc bảo hiểm hưu trí: 800 tỷ đồng Việt Nam; Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này, bảo hiểm liên kết đơn vị và bảo hiểm hưu trí: 1.000 tỷ đồng Việt Nam;
  • Mức vốn pháp định của doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe: 300 tỷ đồng Việt Nam.

– Kinh doanh bất động sản: Điều 03 Nghị định 76/2015/NĐ-CP: có vốn pháp định không được thấp hơn 20 tỷ đồng;

– Kinh doanh dịch vụ vận tải đa phương thức: Duy trì tài sản tối thiểu tương đương 80.000 SDR hoặc có bảo lãnh tương đương hoặc có phương án tài chính thay thế theo quy định của pháp luật, quy định tại Điều 1, Nghị định 144/2018/NĐ-CP….

Trên đây chỉ là những ví dụ điển hình của ngành nghề kinh doanh có vốn pháp định. Còn nhiều ngành nghề khác mà chúng tôi chưa thể liệt kê hết trong bài viết.

Doanh nghiệp cần chứng minh vốn pháp định trên với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Thành lập công ty TNHH.
Thành lập công ty TNHH.

3. Vốn ký quỹ

3.1. Những ngành nghề kinh doanh cần vốn ký quỹ:

– Kinh doanh dịch vụ chứng thực chữ ký số Ký quỹ không dưới 05 (năm) tỷ đồng Điều 13, Nghị định 51/2018/NĐ-CP.

– Kinh doanh dịch vụ lữ hành: Điều 14 Nghị định 168/2017/NĐ-CP

  • Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa: 100.000.000 (một trăm triệu) đồng;
  • Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế: Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam: 250.000.000 (hai trăm năm mươi triệu) đồng; Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài: 500.000.000 (năm trăm triệu) đồng; Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài: 500.000.000 (năm trăm triệu) đồng.

3.2. Thủ tục ký quỹ

Doanh nghiệp có yêu cầu ký quỹ vào tài khoản ký quỹ tại ngân hàng.

Ngân hàng ký quỹ và doanh nghiệp thực hiện giao kết hợp đồng ký quỹ theo quy định của pháp luật.

Trên cơ sở hợp đồng ký quỹ, ngân hàng ký quỹ thực hiện phong tỏa số tiền ký quỹ của doanh nghiệp tại ngân hàng.

Sau khi hoàn tất việc ký quỹ, doanh nghiệp được nhận giấy chứng nhận tiền ký quỹ theo quy định của pháp luật.

Bạn muốn hiểu rõ hơn về Thành lập công ty TNHH cần bao nhiêu vốn? trong từng trường hợp cụ thể, đừng ngần ngại trao đổi trực tiếp với chúng tôi:

ĐĂNG KÝ KINH DOANH NHANH

Hotline: 0794.80.8888

Email: [email protected]

Chia sẻ:

Bài viết liên quan:

  • Điều kiện thành lập công ty TNHH 2 thành viên
  • Đăng ký công ty TNHH 1 thành viên bằng cách nào?
  • Các hình thức tăng vốn điều lệ công ty cổ phần
  • Dịch vụ thành lập công ty TNHH giá rẻ
  • 25 điều cần biết khi thành lập công ty

Đã xem gần đây

  • Sự khác nhau giữa doanh nghiệp thương mại và doanh nghiệp sản xuất Sự khác nhau giữa doanh nghiệp thương mại và doanh nghiệp sản xuất
  • Quy trình mua hàng của doanh nghiệp thương mại như thế nào? Quy trình mua hàng của doanh nghiệp thương mại như thế nào?
  • Hộ kinh doanh nộp thuế ở đâu? Hộ kinh doanh nộp thuế ở đâu?
  • Quy định thu tiền rác hộ kinh doanh TPHCM Quy định thu tiền rác hộ kinh doanh TPHCM
  • Doanh nghiệp tư nhân có con dấu không? Doanh nghiệp tư nhân có con dấu không?

Cùng chuyên mục

Hộ kinh doanh cá thể.
Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh

Hộ kinh doanh.
Con dấu, hóa đơn của hộ kinh doanh

Giấy phép thành lập doanh nghiệp tư nhân.
Giấy phép thành lập doanh nghiệp tư nhân

Tư cách pháp nhân.
Loại doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân

Hồ sơ thành lập công ty cổ phần.
Dịch vụ thành lập công ty cổ phần

Đăng Ký Kinh Doanh Nhanh

Đặt mục tiêu trở thành Văn phòng Luật sư hàng đầu tại Việt Nam, nơi khách hàng được cung cấp những dịch vụ chất lượng, hiệu quả, đáng tin cậy và nhanh chóng nhất.

Đăng ký kinh doanh

  • Thành lập doanh nghiệp mới cần những thủ tục pháp lý gì?
  • Hướng dẫn đăng ký hộ kinh doanh qua mạng theo pháp luật
  • Hồ sơ thành lập doanh nghiệp bao gồm những gì?
  • Hồ sơ thành lập công ty TNHH bao gồm những gì?
  • Thủ tục thành lập Công ty TNHH hai thành viên trở lên
  • Doanh nghiệp mới thành lập cần làm gì? 
  • Công ty TNHH MTV là gì?
  • Cách thành lập doanh nghiệp theo quy định pháp luật?

Pháp lý kinh doanh

  • Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh
  • Con dấu, hóa đơn của hộ kinh doanh
  • Giấy phép thành lập doanh nghiệp tư nhân
  • Loại doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân
  • Dịch vụ thành lập công ty cổ phần
  • Thành lập công ty trọn gói TP HCM
  • Mẫu giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
  • Giấy phép đăng ký kinh doanh hộ cá thể

Chi nhánh HCM

38 Phan Khiêm Ích, Phường Tân Phong, Quận 7, TP. Hồ Chí Minh.
Giờ làm việc: Thứ 2 – Thứ 6: 8h – 17h30.

Chi nhánh Hà Nội

91 Nguyễn Khuyến, P.Văn Miếu, Q.Đống Đa, Hà Nội.
Giờ làm việc: Thứ 2 – Thứ 6: 8h – 17h30.

Chi nhánh Tiền Giang

160 Trần Nguyên Hãn, Thành phố Mỹ Tho, Tỉnh Tiền Giang.
Giờ làm việc: Thứ 2 – Thứ 6: 8h – 17h30.

Hotline:

0794.80.8888

Email:

[email protected]
Đăng ký kinh doanh nhanh · Copyright © 2022
0794.80.8888