Thành lập công ty hợp danh: Trình tự, thủ tục như thế nào?
Mục lục
Để thành lập công ty hợp danh thì cần phải thông qua các trình tự, thủ tục nhất định mà luật Doanh nghiệp cùng các văn bản pháp luật có liên quan khác quy định. Cùng tìm hiểu các bước thành lập công ty hợp danh trong bài viết sắp được chia sẻ dưới đây để biết rõ hơn.
1. Hiểu như thế nào là công ty hợp danh?
Dựa vào khoản 1 Điều 7 thuộc Luật Doanh nghiệp 2020 đã ghi rõ những đặc điểm của một công ty hợp danh:
- Thành viên phải chịu trách nhiệm bằng tất cả tài sản của mình về nghĩa vụ của công ty và thành viên góp vốn (có thể có hoặc không) chịu trách nhiệm về khoản nợ trong phạm vi vốn đã cam kết góp từ trước.
- Có tư cách pháp nhân.
- Không được phát hành các loại chứng khoán nào.
2. Điều kiện thành lập công ty hợp danh?
Để thành lập công ty hợp danh Quý khách cần phải lưu ý các điều kiện thành lập sau đây:
2.1. Đối tượng được quyền thành lập công ty hợp danh
Theo đó, người có quyền được thành lập công ty hợp danh là thành viên hợp danh. Những người này là đại diện theo pháp luật của công ty, trực tiếp phân công nhau để thực hiện nhiệm vụ kiểm soát và quản lý tình hình của công ty. Ngoài ra, còn được nhân danh công ty để thực hiện kinh doanh nghề, ngành của công ty.
2.2. Địa điểm đăng ký thành lập công ty hợp danh
Trong Điều 41 thuộc Luật Doanh nghiệp 2020 đã nêu rõ về trụ sở đăng ký kinh doanh của công ty hợp danh:
- Trụ sở đó phải được đặt ở trên lãnh thổ Việt Nam.
- Là địa chỉ liên hệ chính xác của công ty hợp danh.
- Được xác định rõ ràng theo địa giới hành chính.
- Có số fax, thư điện tử, số điện thoại liên hệ,…
2.3. Yêu cầu về tên của công ty hợp danh
Tại Điều 41 của Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã nêu rõ các yêu cầu về tên của công ty hợp danh:
- Tên phải được viết bằng chữ cái trong tiếng Việt.
- Tên chi nhánh phải có cụm từ “chi nhánh” ở đằng trước, còn đối với văn phòng đại diện thì phải có cụm từ “văn phòng đại diện” ở đằng trước.
- Tránh đặt tên trùng với các doanh nghiệp khác.
- Tên cần phải dễ hiểu và không được gây nhầm lẫn.
Xem thêm: Hỗ trợ thành lập công ty trọn gói
3. Trình tự, thủ tục thành lập công ty hợp danh
Để thành lập công ty hợp danh, tổ chức/cá nhân sẽ trải qua các trình tự thủ tục cụ thể dưới đây:
3.1. Chuẩn bị bộ hồ sơ thành lập công ty hợp danh
Theo Điều 20 thuộc Luật Doanh nghiệp 2020 đã nói rõ về bộ hồ sơ để thành lập công ty hợp danh, bao gồm:
- Một tờ giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ của công ty.
- Danh sách các thành viên của công ty.
- Bản sao chứng minh nhân dân, căn cước công dân, giấy tờ hợp pháp hoặc hộ chiếu.
- Nộp bản sao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
3.2. Nộp hồ sơ
Theo đó, cá nhân và tổ chức có thể nộp hồ sơ thành lập công ty hợp danh qua ba cách:
- Nộp tại phòng đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
- Nộp qua bưu điện.
- Nộp online qua mạng.
3.3. Thời gian để giải quyết thủ tục thành lập công ty hợp danh là bao lâu?
Căn cứ vào khoản 5 Điều 26 thuộc Luật doanh nghiệp 2020, kể từ ngày nhận được bộ hồ sơ hợp lệ, trong 3 ngày làm việc thì phòng đăng ký kinh doanh sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Nếu không thể nhận giấy trực tiếp tại phòng đăng ký kinh doanh thì có thể đăng ký và nộp lệ phí thông qua đường bưu điện.
3.4. Thành lập công ty hợp danh phải nộp lệ phí bao nhiêu?
Căn cứ biểu phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp ban hành kèm Thông tư 47/2019/TT-BTC, theo đó khi đăng ký thành lập công ty hợp danh thì bạn phải nộp lệ phí là 50.000 VND/lần, và đối với phí công bố là 100.000 VND/lần.
Như vậy, trình tự và thủ tục thành lập công ty hợp danh đã được chúng tôi nêu rõ trong bài viết trên. Qua thông tin trên, hy vọng bạn đọc sẽ nắm rõ các quy trình để việc thành lập công ty hợp danh diễn ra tốt đẹp nhất.