Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài
Mục lục
Loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là loại hình doanh nghiệp đặc biệt góp phần thúc đẩy pháp triển nền kinh tế trong nước. Pháp luật nước ta cũng tạo nhiều điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư nước ngoài có thể thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Ngoài những điều kiện thuận lợi thì nhà nước cần có hành lang pháp lý để tránh những rủi ro từ nguồn vốn nước ngoài.
1. Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài
1.1. Hồ sơ thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:
a. Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
b. Đề xuất dự án đầu tư;
c. Bản sao hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân hoặc bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
d. Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư, có thể cung cấp Giấy xác nhận số dư tài khoản ngân hàng của nhà đầu tư do Ngân hàng nước ngoài cấp;
e. Hợp đồng thuê địa điểm nơi nhà đầu tư dự định đặt trụ sở chính;
f. Giấy ủy quyền của nhà đầu tư cho Công ty Luật thực hiện và nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký đầu tư sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Sau đó chủ đầu tư sẽ tiến hành đăng ký Giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp.
Hồ sơ đăng ký thành lập Công ty có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm:
a. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
b. Điều lệ công ty;
c. Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, Người đại diện theo pháp luật, các thành viên góp vốn đối với Công ty TNHH hoặc các cổ đông sáng lập đối với Công ty Cổ phần;
d. Bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
e. Danh sách thành viên công ty đối với Công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc Danh sách cổ đông sáng lập và Danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với Công ty cổ phần;
f. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
g. Văn bản cử cá nhân làm người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông là tổ chức (nếu có);
h. Giấy ủy quyền (nếu có).
1.2. Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài
Trình tự thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được quy định trong Luật đầu tư 2020 và cụ thể trong Nghị định 31/2021/NĐ-CP. Nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ nộp đến cơ quan đăng ký đầu tư. Hồ sơ bao gồm những tài liệu được nêu tại mục 1.1 trên.
Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Ngay sau khi có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì nhà đầu tư phải tiến hành đăng ký thành lập doanh nghiệp. Nhà đầu tư nước ngoài phải lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp và soạn hồ sơ tương ứng với từng loại hình công ty sau đó nộp lên Cơ quan đăng ký kinh doanh.
Về cơ bản bước này cũng giống như bước thành lập công ty trong nước, chỉ khác ở điểm là hồ sơ đăng ký bao gồm giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Tùy từng ngành nghề kinh doanh mà doanh nghiệp có thực hiện bước xin giấy phép đăng ký kinh doanh hay không. Những ngành nghề đăng ký kinh doanh có điều kiện bắt buộc phải xin giấy phép kinh doanh.
Từ 25 – 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
2. Ưu và nhược điểm của công ty có vốn đầu tư nước ngoài
2.1. Ưu điểm
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ có tài chính ổn định, ít rủi ro hơn khi có các đối tác nước ngoài có tiềm lực kinh tế mạnh, giảm thiểu nguy cơ khả sản.
Doanh nghiệp được tiếp cận công nghệ, kỹ thuật, phương thức tiên tiến. Thúc đẩy việc chuyển giao công nghệ để có những sản phẩm có chất lượng tốt.
Nắm bắt xu hướng thị trường, thúc đẩy phát triển kinh tế. Đưa sản phẩm của Việt Nam ra thế giới.
2.2. Nhược điểm
Việc phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn nước ngoài dễ làm cho doanh nghiệp mất tính độc lập, tự chủ.
Việc tiếp nhận các thành tựu khoa học công nghệ có thể dẫn đến nguy cơ không tương thích giữa kỹ thuật trong nước và kỹ thuật nước ngoài.