Đặt tên hộ kinh doanh cá thể theo quy định của pháp luật
Mục lục
Trong quá trình đăng ký thành lập doanh nghiệp nói chung và thành lập hộ kinh doanh nói riêng, việc đặt tên cho hộ kinh doanh là vô cùng quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn thông tin về cách đặt tên hộ kinh doanh cá thể theo quy định của pháp luật doanh nghiệp.
Đặt tên hộ kinh doanh cá thể như thế nào?
Căn cứ theo quy định pháp luật về đăng ký kinh doanh, quy cách đặt tên cho hộ kinh doanh được quy định cụ thể như sau:
- Hộ kinh doanh sẽ được đặt tên gọi riêng. Tên của hộ kinh doanh bao gồm hai thành tố sau:
– Loại hình “Hộ kinh doanh”;
– Tên riêng của hộ kinh doanh;
- Không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống, lịch sử, văn hóa đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên cho hộ kinh doanh.
- Hộ kinh doanh không được sử dụng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” để đặt tên hộ kinh doanh.
- Tên riêng hộ kinh doanh không trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi huyện. Trước khi quyết định đặt tên cho hộ kinh doanh, bạn nên tham khảo tên của các hộ kinh doanh trong phạm vi huyện để tránh đặt tên trùng lặp.
Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh
Căn cứ theo Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng kí kinh doanh quy định trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh:
Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh
– Người đại diện hộ gia đình của gia đình gửi Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến Phòng Tài chính – Kế hoạch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. Nội dung của Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh bao gồm:
- Tên của hộ kinh doanh phù hợp theo quy định của pháp luật, địa điểm sản xuất kinh doanh; số điện thoại, số fax, thư điện tử;
- Ngành nghề kinh doanh chính;
- Tổng số vốn kinh doanh dự định;
- Số lao động (không được vượt quá 10 lao động) ;
- Họ, tên, chữ ký, địa chỉ nơi cư trú, số, ngày cấp Giấy chứng thực cá nhân (Thẻ căn cước công dân/ Chứng minh nhân dân/ Hộ chiếu) còn hiệu lực của người đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập;
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh phải có bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân/Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của người đại diện hộ gia đình;
Thời hạn giải quyết hồ sơ
– Cơ quan đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho bạn trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu hồ sơ đủ các điều kiện sau đây:
- Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;
- Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định tại Điều 73 Nghị định 78/2015/NĐ-CP ;
- Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định.
– Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.
– Nếu sau 03 ngày làm việc, từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thì bạn có thể khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.