Quy trình, thủ tục giải thể doanh nghiệp/ công ty TNHH 1 thành viên
Mục lục
Giải thể là phương án để chủ doanh nghiệp tìm cách chấm dứt hoạt động của công ty khi mà kết quả kinh doanh không đem lại hiệu quả. Mỗi loại hình công ty sẽ có một cách giải thể khác nhau. Vậy quy trình, thủ tục giải thể doanh nghiệp/ công ty TNHH 1 thành viên được thực hiện như thế nào?
1. Trường hợp nào công ty TNHH 1 thành viên giải thể?
Theo Điều 207 Luật Doanh nghiệp năm 2020, công ty TNHH 1 thành viên sẽ bị giải thể nếu thuộc vào một trong các trường hợp sau:
- Công ty TNHH 1 thành viên đã hết thời hạn hoạt động ghi trên Điều lệ mà vẫn không thực hiện quyết định gia hạn.
- Công ty TNHH 1 thành viên được giải thể theo quyết định chủ sở hữu công ty.
- Công ty TNHH 1 thành viên bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác.
Trong đó, căn cứ Điều 212 Luật Doanh nghiệp 2020, công ty TNHH 1 thành viên sẽ bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong trường hợp sau:
- Nội dung trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được kê khai giả mạo.
- Công ty TNHH 1 thành viên thành lập bởi những đối tượng bị cấm trong Luật thành lập doanh nghiệp.
- Đã ngừng hoạt động kinh doanh 01 năm mà không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế.
- Không gửi báo cáo đến Cơ quan đăng ký kinh doanh trong 06 tháng tính từ ngày hết hạn hoặc có yêu cầu bằng văn bản.
- Công ty TNHH 1 thành viên cần giải thể theo quyết định Tòa án, cơ quan có thẩm quyền theo một vài lý do nào đó.
Như vậy, không chỉ do kết quả hoạt động kinh doanh không hiệu quả mà do rất nhiều vấn đề công ty TNHH 1 thành viên sẽ bị yêu cầu hoặc cần đưa ra quyết định giải thể. Theo đó, khi công ty bị thu hồi hoặc làm giả mạo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc một vài lý do về loại giấy này có thể bị yêu cầu giải thể theo quy định.
Xem thêm: Giải thể doanh nghiệp là gì? Có nên sử dụng dịch vụ giải thể doanh nghiệp?
2. Thủ tục giải thể doanh nghiệp/ công ty TNHH 1 thành viên
Tùy vào từng lý do mà trình tự giải thể doanh nghiệp sẽ được thực hiện khác nhau. Dưới đây là 2 lý do giải thể công ty TNHH 1 thành viên phổ biến nhất.
2.1. Trường hợp giải thể doanh nghiệp do kết thúc thời hạn hoạt động hoặc chủ sở hữu công ty quyết định
Để giải thể doanh nghiệp trong trường hợp chủ quan do chủ sở hữu công ty yêu cầu hoặc đã kết thúc thời hạn hoạt động cần trải qua 4 bước giải thể doanh nghiệp như sau:
– Bước 1: Thông qua quyết định giải thể công ty TNHH 1 thành viên.
- Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty TNHH 1 thành viên.
- Lý do công ty TNHH 1 thành viên giải thể.
- Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán nợ của công ty.
- Phương án xử lý những nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động.
- Họ, tên, chữ ký của chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên.
– Bước 2: Thông báo công khai quyết định giải thể công ty TNHH 1 thành viên.
- Trong 07 ngày làm việc tình từ ngày thông qua quyết định giải thể, công ty TNHH 1 thành viên gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở chính.
- Các giấy tờ gửi kèm thông báo bao gồm:
- Quyết định giải thể công ty TNHH 1 thành viên của chủ sở hữu.
- Phương án giải quyết nợ (nếu có).
– Bước 3: Thanh lý tài sản của công ty TNHH 1 thành viên và thanh toán nợ.
- Nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các quyền lợi khác của người lao động.
- Nợ thuế.
- Các khoản nợ khác.
– Bước 4: Gửi hồ sơ đăng ký giải thể công ty tới Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở chính.
- Thời hạn nộp hồ sơ: 05 ngày làm việc tính từ ngày thanh toán hết nợ.
- Hồ sơ đăng ký giải thể bao gồm:
- Thông báo về việc giải thể công ty TNHH 1 thành viên.
- Báo cáo thanh lý tài sản cùng với danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán.
2.2. Trường hợp giải thể doanh nghiệp TNHH 1 thành viên do bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Việc giải thể doanh nghiệp do bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thực hiện qua 4 bước sau.
– Bước 1: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên họp để quyết định giải thể khi bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Thời hạn là 10 ngày.
– Bước 2: Công khai thông tin về việc giải thể công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
- Sau khi có quyết định giải thể, công ty TNHH 1 thành viên cần gửi quyết định kèm bản sao về việc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đến cho Tòa án cho Cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền.
– Bước 3: Thanh lý tài sản và thanh toán các khoản nợ của công ty.
– Bước 4: Nộp hồ sơ giải thể công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Trong cả 2 trường hợp thì sau 180 ngày tính từ ngày nhận được quyết định giải thể của chủ sở hữu công ty mà không nhận được ý kiến hoặc phản đối bằng văn bản của bên có liên quan. Hoặc trong 05 ngày làm việc từ ngày nhận hồ sơ giải thể, Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng giải thể của công ty TNHH 1 thành viên lên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.