Quy định về đăng ký kinh doanh mới nhất 2023
Mục lục
Kể từ khi Luật Doanh nghiệp năm 2020 có hiệu lực đã bổ sung thêm một số các quy định về đăng ký kinh doanh mới so với Luật cũ trước đây. Vậy quy định về đăng ký kinh doanh hiện hành như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong nội dung bài viết dưới đây nhé.
1. Đăng ký kinh doanh là gì?
Theo khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020 giải thích:
“10. Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.”
Mặt khác, tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định như sau: “Đăng ký doanh nghiệp là việc người thành lập doanh nghiệp đăng ký thông tin về doanh nghiệp dự kiến thành lập, doanh nghiệp đăng ký những thay đổi trong thông tin về đăng ký doanh nghiệp với Cơ quan đăng ký kinh doanh và được lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Đăng ký doanh nghiệp bao gồm đăng ký thành lập doanh nghiệp, đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh và các nghĩa vụ đăng ký, thông báo khác theo quy định của Nghị định này.”
Như vậy, việc đăng ký kinh doanh hay đăng ký doanh nghiệp là trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức khi có ý định thành lập doanh nghiệp.
2. Những trường hợp nào phải đăng ký kinh doanh?
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP như sau:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, một số từ ngữ được hiểu như sau:
- Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây:
a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;
b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;
d) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;
đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.
- Kinh doanh lưu động là các hoạt động thương mại không có địa điểm cố định.”
Nếu như những mô hình kinh doanh nhỏ lẻ, không có địa điểm kinh doanh cố định hoặc thuộc các ngành nghề nêu trên thì sẽ không bắt buộc phải đăng ký kinh doanh.
3. Quy định về đăng ký kinh doanh mới nhất 2023
So với Luật Doanh nghiệp năm 2014 trước đây thì quy định về đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã có những điểm mới nhất định, cụ thể:
3.1. Về đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp
Tại điểm g khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã bổ sung thêm 01 đối tượng khác không được phép thành lập và quản lý doanh nghiệp: “Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.”
Thêm và bãi bỏ trường hợp được cử người khác làm người đại diện theo pháp luật
Theo Luật Doanh nghiệp hiện hành (khoản 5 Điều 12) quy định các trường hợp được cử người khác làm người đại diện theo pháp luật, bao gồm:
- Doanh nghiệp chỉ còn một người đại diện theo pháp luật và người này vắng mặt tại Việt Nam quá 30 ngày mà không ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật;
- Chết, mất tích;
- Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; – Bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù;
- Đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện hoặc giáo dục bắt buộc;
- Bị hạn chế hạn hoặc mất năng lực hành vi dân sự;
- Có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
- Bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.
Trong khi Luật Doanh nghiệp trước đây quy định tại Khoản 5 Điều 13 quy định các trường hợp được cử người khác làm người đại diện theo pháp luật, bao gồm:
- Doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật và người này vắng mặt tại Việt Nam quá 30 ngày mà không ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật;
- Chết, mất tích, tạm giam, kết án tù;
- Bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự.
3.2. Về thông báo mẫu dấu khi đăng ký thành lập doanh nghiệp
- Nếu như trước đây theo Điều 44 quy định: Trước khi sử dụng, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan ĐKKD để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
- Nhưng Luật Doanh nghiệp hiện hành đã bải bỏ quy định này.
3.3. Quyền cụ thể của loại hình doanh nghiệp
- Khoản 4 Điều 46 quy định, công ty TNHH 2 thành viên trở lên được phát hành trái phiếu. Việc phát hành trái phiếu riêng lẻ phải tuân thủ quy định tại Điều 128 và Điều 129 của Luật Doanh nghiệp 2020. Còn trước đây không quy định.
- Cũng tại Khoản 4 Điều 74 quy định: Công ty TNHH 1 thành viên được phát hành trái phiếu.
3.4. Doanh nghiệp tư nhân được chuyển thành công ty cổ phần
Hiện nay, Khoản 1 Điều 205 quy định: Doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp chuyển đổi thành thành lập công ty TNHH, công ty cổ phần hoặc công ty hợp danh. Còn Điều 199 Luật Doanh nghiệp 2014 chỉ cho phép chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân trực tiếp chuyển đổi thành công ty TNHH.