Quy định hiện hành về giấy phép kinh doanh hộ gia đình
Mục lục
Kinh doanh hộ gia đình là hình thức kinh doanh nhỏ lẻ mà bất kỳ nơi đâu cũng có. Hình thức này phù hợp với các cá nhân muốn hoạt động quy mô nhỏ, không cần phải bỏ nhiều vốn. Để quản lý hoạt động kinh doanh dưới hình thức này, Nhà nước đã quy định các thủ tục và điều kiện đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể. Khi một cá nhân thực hiện đăng ký thành lập thì sẽ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh hộ gia đình để xác định được phép hoạt động kinh doanh. Hãy cùng Phan Law Vietnam tìm hiểu về loại giấy phép này trong bài viết dưới đây.
1. Kinh doanh hộ gia đình có cần xin giấy phép không?
Khoản 2 Điều 79 thuộc Nghị định 01/2021/ NĐ – CP về đăng ký doanh nghiệp đã ghi rõ các trường hợp không cần phải đăng ký kinh doanh, gồm có:
- Hộ gia đình sản xuất ngư nghiệp, nông, lâm, làm muối.
- Người bán quà vặt, hàng rong, buôn chuyến.
- Người kinh doanh thời vụ.
- Người kinh doanh lưu động.
- Người làm dịch vụ có thu nhập thấp.
Ngoài các trường hợp trên, tất cả các ngành nghề còn lại đều phải đăng ký giấy phép kinh doanh hộ gia đình.
2. Quy định về giấy phép kinh doanh hộ gia đình
2.1. Các loại giấy tờ cần có
Khi đăng ký giấy phép kinh doanh hộ gia đình cần có những giấy tờ sau:
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh.
- Bản sao hợp lệ CCCD/CMND/ hộ chiếu của chủ hộ kinh doanh.
- Bản sao hợp đồng mượn nhà, hợp đồng thuê nhà hoặc sổ đỏ đối với trường hợp chủ hộ đứng tên địa chỉ hộ kinh doanh.
Nếu các thành viên trong hộ gia đình cùng góp vốn để đăng ký hộ kinh doanh thì cần thêm các loại giấy tờ:
- Bản sao hợp lệ CCCD/ CMND/ hộ chiếu của các thành viên trong hộ gia đình.
- Biên bản họp của các thành viên trong hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh (nộp bản sao).
- Văn bản ủy quyền của các thành viên trong hộ gia đình cho một cá nhân làm chủ hộ kinh doanh (nộp bản sao).
- Văn bản ủy quyền cho người đại diện nộp hồ sơ (nếu có).
- Chứng chỉ hành nghề (nộp bản sao).
2.2. Đối tượng được phép đứng tên trên giấy phép kinh doanh
Cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự thì có thể đứng tên trên giấy phép kinh doanh, loại trừ các trường hợp:
- Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người chưa thành niên, người có khó khăn trong việc làm chủ hành vi, nhận thức.
- Người bị tạm giam, đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành biện pháp hành chính tại các cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc, đang chấp nhận hình phạt tù, đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức danh, chức vụ hoặc làm các công việc nhất định.
2.3. Ngành nghề mà hộ kinh doanh được phép đăng ký
Chủ hộ kinh doanh chỉ được phép lựa chọn các ngành nghề trong hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam để đăng ký hoạt động cho hộ kinh doanh cá thể dự kiến thành lập.
Xem thêm: Đăng ký giấy phép kinh doanh
3. Để được cấp giấy phép kinh doanh hộ gia đình cần đáp ứng những điều kiện nào?
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, giấy phép kinh doanh hộ gia đình sẽ được cấp nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện dưới đây:
- Ngành nghề dự tính kinh doanh không nằm trong danh mục ngành nghề bị cấm kinh doanh của cả nước.
- Tên hộ kinh doanh phải có đủ 02 thành tố là tên riêng và hộ kinh doanh. Trong đó, tên riêng không được dùng bất cứ từ ngữ, ký hiệu nào vi phạm văn hóa, lịch sử, thuần phong mỹ tục.
- Nộp đầy đủ lệ phí theo đúng quy định.
4. Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh hộ gia đình
4.1. Hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh hộ gia đình
Để làm giấy phép kinh doanh hộ gia đình cần có những giấy tờ sau:
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh.
- Bản sao CCCD/ CMND/ hộ chiếu của cá nhân là chủ hộ kinh doanh.
- Bảo sao hợp đồng mượn nhà, thuê nhà hoặc sổ đỏ đối với trường hợp chủ hộ đứng tên địa chỉ hộ kinh doanh.
1.2. Quy trình
Bước 1: Nhóm cá nhân, cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình tiến hành nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh tại phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận nơi đặt địa điểm kinh doanh.
Bước 2: Phòng Tài chính – Kế hoạch tiến hành tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và trao giấy biên nhận cho người nộp hồ sơ.
Bước 3: Tiến hành xem xét và giải quyết hồ sơ nếu hồ sơ hợp lệ. Cụ thể, trong thời hạn 03 ngày làm việc tính từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh. Nếu hồ sơ không hợp lệ thì cơ quan có thẩm quyền cần phải thông báo bằng văn bản về nội dung cần sửa đổi cho người thành lập hộ kinh doanh.
Bước 4: Nhóm cá nhân, cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình căn cứ vào ngày hẹn trên Giấy biên nhận để nhận kết quả hồ sơ tại Ủy ban nhân dân huyện, quận nơi đặt địa điểm kinh doanh.
5. Dịch vụ tư vấn và thực hiện giấy phép kinh doanh hộ gia đình
Phan Law Vietnam sẽ cung cấp các dịch vụ sau cho quý khách:
- Tư vấn về hồ sơ và thủ tục đăng ký.
- Tư vấn về những lưu ý khi đăng ký hộ kinh doanh, bao gồm: Đối tượng được đăng ký hộ kinh doanh, cách đặt tên hộ kinh doanh, địa điểm đăng ký kinh doanh, ngành nghề đăng ký kinh doanh, vốn điều lệ, số lao động tối đa của hộ kinh doanh, soạn thảo các đơn từ và biểu mẫu cho khách hàng, nhận ủy quyền làm việc với cơ quan chức năng.
Xem thêm: Đăng ký kinh doanh
Bài viết của Phan Law Vietnam đã nêu ra các quy định hiện hành về giấy phép đăng ký kinh doanh hộ gia đình. Qua bài viết này, hy vọng bạn đọc sẽ nắm chắc và thực hiện theo đúng quy định của pháp luật để tránh rủi ro về mặt pháp lý.