Nơi đăng ký giấy phép kinh doanh ở đâu? Thủ tục như thế nào?
Mục lục
Giấy phép kinh doanh là văn bản cần thiết để cá nhân, tổ chức hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật. Tuy vậy, nơi đăng ký giấy phép kinh doanh sẽ ở đâu và cần những thủ tục gì? Hãy cùng Đăng ký Kinh doanh nhanh tìm hiểu đầy đủ thông tin về quá trình làm giấy phép kinh doanh nhé!
1. Giấy phép đăng ký kinh doanh là gì?
Giấy phép đăng ký kinh doanh là một giấy tờ pháp lý cần thiết để một doanh nghiệp thành lập và hoạt động trên thị trường. Nơi đăng ký giấy phép kinh doanh thường được cấp bởi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, thường là Sở Kế hoạch và Đầu tư (hoặc các cơ quan tương đương) tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Tuy nhiên, để được trao quyền kinh doanh thì doanh nghiệp cần đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Lưu ý, mỗi mô hình kinh doanh sẽ có cơ quan tiếp nhận hồ sơ và cấp các loại giấy phép kinh doanh khác nhau.
2. Nơi đăng ký giấy phép kinh doanh ở đâu?
Theo quy định thì nơi đăng ký giấy phép kinh doanh là tại Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh cho doanh nghiệp, cá nhân hoặc tổ chức. Hiện nay, có 2 cách để nộp hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh là:
- Tại bộ phận 1 cửa thuộc Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện nơi doanh nghiệp, cá nhân hoặc tổ chức đặt trụ sở.
- Trực tuyến thông qua trang dịch vụ công của Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện nơi doanh nghiệp, cá nhân hoặc tổ chức đặt trụ sở.
Thời gian xử lý hồ sơ phụ thuộc vào quy trình của từng địa phương và tình hình làm việc của cơ quan quản lý. Nếu hồ sơ được công nhận hợp lệ thì giấy phép kinh doanh sẽ được cấp trong khoảng thời gian từ 3 đến 4 ngày.
Với trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì doanh nghiệp sẽ được thông báo để điều chỉnh, bổ sung hoặc sửa đổi hồ sơ trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ.
Ví dụ: Nếu bạn muốn thành lập hộ kinh doanh cá thể tại quận Hà Đông, thành phố Hà Nội thì cần thực hiện nơi đăng ký giấy phép kinh doanh tại Phòng Kế hoạch Tài chính thuộc Ủy ban nhân dân quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.
Xem thêm: Không có giấy phép đăng ký kinh doanh bị xử phạt như thế nào?
3. Chi phí đăng ký giấy phép kinh doanh hết bao nhiêu?
Bên cạnh thông tin về nơi đăng ký giấy phép kinh doanh thì lệ phí hồ sơ đăng ký hết bao nhiêu cũng là thắc mắc của nhiều người. Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chủ hộ kinh doanh cần thực hiện kê khai thuế ban đầu và đóng lệ phí. Các thủ tục sau khi hoàn thành giấy phép kinh doanh bao gồm việc: đăng bố cáo, khai và đóng thuế, khắc con dấu theo quy định,… với mức chi phí như sau:
- Lệ phí đăng ký bố cáo thành lập doanh nghiệp trên Cổng thông tin Quốc gia là 100.000 VNĐ.
- Lệ phí môn bài: Phí môn bài phụ thuộc vào vốn điều lệ của công ty và được tính như sau:
- Vốn điều lệ trên 10 tỷ VNĐ: Thuế môn bài 1 năm là 3.000.000 VNĐ;
- Vốn điều lệ dưới 10 tỷ VNĐ: Thuế môn bài 1 năm là 2.000.000 VNĐ.
Lưu ý: Nếu giấy phép kinh doanh được cấp từ ngày 01/01 đến 30/06, công ty sẽ đóng thuế môn bài 1 năm. Nếu giấy phép kinh doanh được cấp từ ngày 01/07 đến 31/12, công ty sẽ đóng thuế môn bài nửa năm.
Ngoài ra, công ty còn cần tốn thêm một vài chi phí khác như sau:
- Chi phí làm bảng hiệu công ty: Chi phí này phụ thuộc vào chất liệu và kích thước của bảng hiệu, thường dao động từ 200.000 VNĐ trở lên.
- Chi phí khắc con dấu doanh nghiệp: Chi phí khắc con dấu thường từ 450.000 – 500.000 VNĐ.
- Chi phí mua thiết bị chữ ký điện tử (USB Token): Chi phí này phụ thuộc vào gói dịch vụ và thời hạn sử dụng mà doanh nghiệp lựa chọn, thường dao động từ 1.000.000 – 2.000.000 VNĐ.
- Chi phí sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng: Chi phí này phụ thuộc vào loại hóa đơn, bao gồm hóa đơn điện tử và hóa đơn giấy mà doanh nghiệp sử dụng. Thông thường, giá trung bình của một cuốn hóa đơn là khoảng 350.000 VNĐ.
- Chi phí mở ký gửi ngân hàng của doanh nghiệp: Chi phí thông thường khoảng 1.000.000 VNĐ mỗi năm.
Đây là một số chi phí phổ biến sau khi được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh. Cần lưu ý rằng các chi phí này có thể thay đổi theo từng trường hợp cụ thể và quy định pháp luật hiện hành.