Không có giấy phép đăng ký kinh doanh bị xử phạt như thế nào?
Mục lục
Giấy phép đăng ký kinh doanh là loại giấy tờ quan trọng cần có khi thực hiện hoạt động kinh doanh. Vậy trong trường hợp không có giấy phép đăng ký kinh doanh có bị xử phạt không?
1. Giấy phép đăng ký kinh doanh là gì?
Giấy phép đăng ký kinh doanh là giấy tờ thể hiện sự chấp thuận về mặt pháp lý của cơ quan Nhà nước cấp phép cho cá nhân, tổ chức hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật. Theo Luật Doanh nghiệp thì các doanh nghiệp tự do kinh doanh mà pháp luật không cấp, các ngành nghề có điều kiện cần tiến hành đăng ký giấy phép kinh doanh theo quy định.
Còn đối với nhà đầu tư nước ngoài thì ngoài những quy định nêu trên còn bị hạn chế kinh doanh tại danh mục điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài.

2. Ai cần có nghĩa vụ thực hiện đăng ký giấy phép kinh doanh?
Thương nhân có nghĩa vụ đăng ký giấy phép kinh doanh bao gồm:
- Tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp;
- Cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.
Thương nhân được quyền tiến hành các hoạt động thương mại trong những ngành, lĩnh vực, hình thức và phương thức mà pháp luật không cấm. Bên cạnh đó, hoạt động thương mại hợp pháp của thương nhân được Nhà nước bảo hộ.
Nhà nước thực hiện độc quyền thời hạn đối với hoạt động thương mại hàng hóa, dịch vụ hoặc một số địa bàn để đảm bảo lợi ích quốc gia. Chính phủ cũng quy định cụ thể về danh mục hàng hóa, dịch vụ, địa bàn Nhà nước độc quyền.
Việc thực hiện giấy phép đăng ký kinh doanh là điều kiện cần và đủ để cá nhân hay bất kỳ đơn vị nào được phép kinh doanh hợp pháp trong lĩnh vực cụ thể. Đây là chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đồng thời là cơ sở để các cơ quan có thể quản lý một cách dễ dàng hơn.
Xem thêm: Dịch vụ hỗ trợ lấy giấy phép đăng ký kinh doanh uy tín, chuyên nghiệp
3. Không có giấy phép đăng ký kinh doanh bị xử phạt như thế nào?
Tại Điều 62 Nghị định 122/2021/NĐ-CP đã quy định về mức xử phạt khi không đăng ký hộ kinh doanh như sau:
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Cá nhân, các thành viên hộ gia đình đăng ký kinh doanh nhiều hơn một hộ kinh doanh;
b) Không được quyền thành lập hộ kinh doanh nhưng vẫn thành lập hộ kinh doanh;
c) Không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong những trường hợp phải đăng ký theo quy định;
d) Không đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Kê khai không trung thực, không chính xác hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh hoặc hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh. Trường hợp có vi phạm pháp luật về thuế thì xử lý theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế;
b) Tiếp tục kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi có yêu cầu tạm ngừng của cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc đăng ký thành lập hộ kinh doanh theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
b) Buộc đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp chưa đăng ký đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.
Trường hợp không có giấy phép đăng ký kinh doanh sẽ bị xử phạt từ 5 – 20 triệu đồng tùy từng trường hợp. Mức xử phạt trên quy định áp dụng đối với cá nhân. Còn đối với tổ chức sẽ bị phạt gấp 2 lần được quy định theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 122/2021/NĐ-CP.
Theo đó, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi không hoàn tất thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh sẽ không được thành lập hộ kinh doanh theo quy định. Sau đó, đơn vị/ tổ chức/ cá nhân cần thực hiện đăng ký giấy phép kinh doanh. Trong trường hợp cố tình không đăng ký sẽ bị xử phạt theo quy định.