Những điều cần biết khi thành lập công ty chi tiết
Mục lục
Thành lập công ty là một chủ đề quan trọng đối với những người trẻ quan tâm đến khởi nghiệp. Để có được thành công trong lĩnh vực kinh doanh thì cần phải hiểu rõ quy trình, các yếu tố quan trọng đưa ra quyết định đúng đắn trong khi thành lập công ty. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết những điều cần biết trước khi thành lập công ty nhé!
1. Lựa chọn loại hình doanh nghiệp
Theo Luật Doanh nghiệp 2020, Việt Nam có 5 loại hình doanh nghiệp phổ biến với những đặc điểm riêng. Theo đó, chủ doanh nghiệp căn cứ vào điều kiện thực tế của công ty mình để lựa chọn loại hình kinh doanh phù hợp nhất. Cụ thể:
- Công ty cổ phần;
- Công ty TNHH 2 thành viên trở lên;
- Công ty TNHH 1 thành viên;
- Công ty hợp danh;
- Công ty tư nhân.
2. Xác định ngành nghề kinh doanh
Lựa chọn ngành nghề kinh doanh là một quyết định quan trọng và có thể ảnh hưởng tới sự thành công sau khi thành lập công ty. Dưới đây là một vài điểm bạn cần chú ý khi xác định ngành nghề kinh doanh.
- Nghiên cứu thị trường để biết xu hướng, tiềm năng của ngành nghề kinh doanh, từ đó đưa ra những quyết định phù hợp.
- Hãy chọn một doanh nghiệp phù hợp với sở thích và kinh nghiệm của bản thân để việc khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
- Việc lựa chọn ngành nghề kinh doanh phù hợp với khả năng tài chính và kỹ năng quản lý sẽ giúp bạn khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp hiệu quả hơn.
- Đánh giá, so sánh các ngành nghề kinh doanh khác để tìm ra sự phù hợp và tiềm năng của từng ngành nghề.
3. Đặt tên cho công ty
Một số yếu tố quan trọng bạn cần cân nhắc khi đặt tên công ty:
- Tên công ty là tiếng Việt, có thể chứa số và ký hiệu nhưng phải phát âm được và có ít nhất hai thành phần: Loại hình công ty và tên đầy đủ của công ty.
- Không sử dụng trùng tên hoặc tên gây nhầm lẫn với công ty khác.
- Tên công ty được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện của công ty.
- Tên công ty nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang tiếng nước ngoài tương ứng.
- Không sử dụng tên của các cơ quan chính phủ, đơn vị Quân đội nhân dân, các tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp.
Xem thêm: [Bật mí] Kinh nghiệm thành lập công ty xuất nhập khẩu mới nhất
4. Chọn địa chỉ trụ sở công ty
Khi lựa chọn địa chỉ trụ sở công ty, chủ doanh nghiệp cần lưu ý:
- Chung cư không được phép chọn làm địa chỉ trụ sở chính của công ty;
- Trụ sở đăng ký của công ty là nơi liên lạc và kinh doanh, được xác định trên số nhà, tên đường hoặc tên thành phố trực thuộc lãnh thổ Việt Nam phải có địa chỉ hợp lệ.
5. Xác định vốn điều lệ của doanh nghiệp
Quyết định về vốn điều lệ trong việc thành lập công ty không chỉ quan trọng mà còn ảnh hưởng đến nhiều mặt khác nhau trong hoạt động kinh doanh. Dưới đây là những yếu tố cần được xem xét cẩn thận:
- Vốn ban đầu là số vốn do các thành viên, cổ đông góp trong một thời hạn xác định và được ghi trong Điều lệ thành lập công ty;
- Vốn góp là phần vốn do các chủ sở hữu hoặc đồng sở hữu công ty góp vào vốn ban đầu;
Theo quy định tại Thông tư 42/2003/TT-BTC của Bộ Tài chính, thuế môn bài được tính trên vốn đăng ký ban đầu ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư như sau:
- Vốn điều lệ đăng ký trên 10 tỷ đồng phải nộp 3.000.000 VNĐ;
- Vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống phải nộp 2.000.000 VNĐ.
6. Những điều cần biết khi làm việc với cơ quan nhà nước
6.1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết việc cấp giấy phép kinh doanh
- Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi đặt trụ sở chính.
- Công an xã, địa phương.
- Cơ quan thuế có thẩm quyền nơi công ty đặt trụ sở chính
- Ngân hàng đã mở tài khoản cho doanh nghiệp.
Thời gian giải quyết các thủ tục hồ sơ từ 3 đến 5 ngày làm việc, không kể ngày lễ, Tết, nghỉ cuối năm.
6.2. Giấy tờ tùy thân
Giấy tờ tùy thân khi thành lập công ty bao gồm giấy CMND/CCCD hoặc hộ chiếu còn hiệu lực (bản photo) của nhà đầu tư, thành viên góp vốn, cổ đông và người đại diện theo pháp luật.
6.3. Thủ tục – quy trình – thời gian thành lập công ty
- Thông tin khách hàng cung cấp và chuẩn bị hồ sơ trong vòng 30 phút.
- Nộp hồ sơ và nhận kết quả thành lập công ty tại cơ quan đăng ký kinh doanh: 3-5 ngày làm việc.
- Xin khắc dấu và cung cấp mẫu dấu cho công ty: 2 ngày làm việc.
- Thực hiện thủ tục khai thuế: 10 đến 20 ngày làm việc.