Nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh trong tình hình covid 19
Mục lục
Trong tình trạng cả thế giới đang đối mặt với dịch bệnh Covid 19 thì các nhà đầu tư cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên trong tình hình chung, việc phát triển kinh doanh vẫn phải được tiếp diễn. Những nhà đầu tư thường rất đau đầu với những câu hỏi như: Nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh? Nên chọn ngành nghề nào để kinh doanh tốt cả trong thời kỳ dịch bệnh? Bài viết này chúng tôi tập trung làm rõ những thắc mắc trên của bạn đọc.
Chúng ta cùng nhau phân tích ưu và nhược điểm của hình thức hộ kinh doanh và loại hình công ty.
1. Đối với hình thức công ty
1.1. Ưu điểm
- Khả năng huy động vốn cao với nhiều hình thức khác nhau đối với một số loại công ty như công ty cổ phần, công ty TNHH hai thành viên trở lên;
- Có thể mở rộng kinh doanh, có nhiều địa điểm kinh doanh khác nhau bằng cách lập chi nhánh, văn phòng đại diện, hay lập địa điểm kinh doanh…hạn chế được các rủi ro so với quy mô nhỏ và ít ngành kinh doanh;
- Số lượng người lao động không bị giới hạn, tạo việc làm cho người đang trong độ tuổi lao động nhưng chưa có việc làm;
- Công ty sẽ được ưu đãi về vay vốn hơn so với các mô hình kinh doanh khác;
- Khả năng cạnh tranh của công ty sẽ cao hơn bởi có thương hiệu được xây dựng bởi chính uy tín và chất lượng sản phẩm, dịch vụ mình cung cấp;
- Tăng mức độ uy tín với khách hàng, đối tác và thuận tiện trong các giao dịch lớn bởi vì công ty có con dấu riêng, có tư cách pháp nhân (ngoại trừ doanh nghiệp tư nhân), được xuất hóa đơn VAT, linh hoạt tăng giảm vốn hay vay vốn ngân hàng…
1.2. Nhược điểm
- Phải đáp ứng nhiều điều kiện chế độ kế toán thuế, phí, kiểm toán đúng chuẩn mực;
- Thủ tục thành lập công ty tương đối phức tạp, phải thực hiện chuẩn bị hồ sơ theo đúng quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP sau đó thực hiện nộp hồ sơ đến cơ quan đăng ký kinh doanh để được giải quyết;
- Sau khi thành lập, cần hoàn thành tất cả các thủ tục pháp lý khác để tránh bị xử phạt hành chính như nộp hồ sơ khai thuế, treo bảng hiệu…
- Áp lực về mặt quản lý người lao động bởi quy mô lớn thì số lượng lao động cũng khá lớn.
2. Thành lập Hộ kinh doanh
2.1. Ưu điểm
- Thủ tục đăng ký nhanh, đơn giản phù hợp với những hộ gia đình bước vào kinh doanh;
- Quy mô nhỏ nên dễ quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh mà không cần quá nhiều nghiệp vụ cá nhân;
- Chế độ kế toán đơn giản, không phải chịu sự ràng buộc báo cáo tài chính hay các loại thuế khoán.
2.2. Nhược điểm
- Hộ cá thể không có tư cách pháp nhân, không được xuất hóa đơn VAT vì vậy mức độ uy tín không cao;
- Hoạt động nhỏ lẻ nên khó huy động vốn hay mở rộng quy mô. hộ kinh doanh chỉ có thể tự xoay vốn hoặc vay của các cá nhân, tổ chức khác. Cũng không thể rút vốn và chịu hoàn toàn trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của mình;
- Thành viên đăng ký phải chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản nên rủi ro khá cao…
Theo như những phân tích trên, nếu nhà đầu tư muốn phát triển và mở rộng quy mô trong tương lai thì có thể chọn thành lập công ty. Còn nếu bạn mới bắt đầu kinh doanh, chưa có nhiều kinh nghiệm và số vốn nhỏ thì nên đăng ký hộ kinh doanh.