[Lưu ý] Doanh nghiệp mới thành lập cần làm những gì?
Mục lục
Doanh nghiệp mới thành lập cần làm những gì? là câu hỏi được rất nhiều chủ doanh nghiệp thắc mắc sau khi hoàn thành xong thủ tục thành lập công ty. Để giải đáp câu hỏi này thì bạn hãy tham khảo ngay những lưu ý là Đăng ký Kinh doanh nhanh chia sẻ dưới đây để biết thêm thông tin về công việc cần làm ngay sau khi mới thành lập doanh nghiệp nhé!
1. Doanh nghiệp mới thành lập cần làm những gì? Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
Công việc đầu tiên giải đáp thắc mắc doanh nghiệp mới thành lập cần làm những gì là việc công bố nội dung lên Cổng thông tin quốc gia. Theo quy định tại Điều 32 Luật Doanh nghiệp năm 2020 sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời gian không quá 30 ngày thì doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải nộp phí theo quy định của pháp luật.
Nội dung công bố bao gồm các thông tin về:
- Ngành, nghề đăng ký kinh doanh;
- Danh sách cổ đông sáng lập, danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.
2. Mở tài khoản và khắc dấu cho doanh nghiệp
Việc làm tiếp theo mà doanh nghiệp cần chú ý là mở tài khoản và khắc dấu cho công ty. Mở tài khoản ngân hàng là việc làm cần thiết ngay sau khi thành lập công ty để thực hiện các giao dịch thanh toán, thu chi. Doanh nghiệp cần chuẩn bị các giấy tờ theo quy định của ngân hàng như: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy tờ tùy thân của người đại diện theo pháp luật, Giấy ủy quyền (nếu có). Sau khi mở tài khoản trong vòng 10 ngày thì doanh nghiệp phải lên thông báo với Sở KH&ĐT để nắm được thông tin, quản lý quyền kiểm soát.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần chú ý khắc con dấu để xác định danh tính và tăng tính pháp lý cho các văn bản, hợp đồng của doanh nghiệp.
Lưu ý: Theo Luật mới nhất quy định doanh nghiệp được tự quyết định hình thức và số lượng con dấu. Tức là doanh nghiệp có thể khắc nhiều con dấu và tự quyết định hình thức mặt dấu.
3. Đăng ký kê khai thuế lần đầu
Doanh nghiệp mới thành lập cần làm những gì? Sau khi đã mở tài khoản và khắc con dấu thì doanh nghiệp phải cung cấp thông tin trong tờ khai đăng ký thuế ban đầu tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư. Sau đó, khi đã nhận được Giấy phép kinh doanh và thông báo sử dụng mẫu con dấu thì doanh nghiệp vẫn cần liên hệ với cơ quan quản lý thuế để nộp tờ khai thuế ban đầu.
Xem thêm: Tìm hiểu doanh nghiệp mới thành lập
4. Doanh nghiệp mới thành lập cần làm những gì? Mua chữ ký số
Chữ ký số là công cụ giúp doanh nghiệp thực hiện các giao dịch điện tử một cách an toàn, tin cậy và có giá trị pháp lý. Sau khi thành lập công ty, việc mua chữ ký số là việc làm cần thiết để doanh nghiệp có thể: Khai báo thuế điện tử; Gửi hồ sơ điện tử; Ký hợp đồng điện tử; Tham gia đấu thầu qua mạng,…
Khi mua chữ ký số doanh nghiệp nên chọn các đơn vị uy tín như: FastCA, Viettel, VNPT, FPT,…
5. Treo biển hiệu tại trụ sở chính của doanh nghiệp
Doanh nghiệp cần lưu ý một vài điều sau khi treo biển hiệu:
- Vị trí treo biển hiệu: Biển hiệu phải được treo ở vị trí dễ nhìn thấy, thuận tiện cho việc quan sát từ xa.
- Kích thước biển hiệu: Kích thước biển hiệu phải phù hợp với diện tích mặt tiền của trụ sở doanh nghiệp.
- Nội dung biển hiệu: Nội dung biển hiệu phải đầy đủ, chính xác và bao gồm các thông tin sau: Tên doanh nghiệp, logo doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, địa chỉ trụ sở chính, số điện thoại, website (nếu có).
- Chất liệu biển hiệu: Chất liệu biển hiệu phải đảm bảo độ bền, chịu được tác động của thời tiết.
6. Đăng ký mua và Phát hành hóa đơn điện tử
Theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP, 100% doanh nghiệp phải sử dụng hóa đơn điện tử. Bên cạnh đó, Căn cứ theo Điều 30 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, nếu không chuyển dữ liệu điện tử cho cơ quan thuế hoặc chuyển dữ liệu muộn hơn so với thời hạn quy định thì có thể bị xử phạt hành chính lên tới 20 triệu đồng.
7. Tổ chức bộ máy kế toán cho doanh nghiệp
Tổ chức bộ máy kế toán là một việc làm vô cùng quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào sau khi thành lập. Bởi căn cứ Điều 1 và Điều 2 của Luật kế toán 2015, sau khi có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì công ty phải tổ chức bộ máy kế toán, bố trí người làm hoặc thuê đơn vị hành nghề để thực hiện ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào các chứng từ, sổ sách kế toán; nộp các loại báo cáo thuế, quyết toán thuế, theo đúng chuẩn mực, chế độ kế toán.
Trong trường hợp doanh nghiệp không bổ nhiệm kế toán trưởng thì công ty có thể bị phạt hành chính lên đến 20 triệu đồng, quy định tại Điều 17 Nghị định 41/2018/NĐ-CP.