Kinh doanh không đúng ngành nghề đăng ký bị phạt thế nào?
Mục lục
Khi kinh doanh mà cần đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp cần thực hiện đúng theo giấy phép đăng ký kinh doanh đã được cấp phép. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh không đúng ngành nghề đăng ký. Vậy hành vi này sẽ bị phạt như thế nào và có những trường hợp nào không bị phạt không?
1. Hành vi nào được xem là kinh doanh không đúng ngành nghề đăng ký?
Nếu doanh nghiệp kinh doanh không đúng với ngành, nghề được ghi trong giấy phép thì được xem là kinh doanh không đúng với ngành nghề đăng ký. Một số ngành, nghề khi kinh doanh cần phải được nhà nước kiểm duyệt và thông qua. Bằng chứng cho việc thông qua là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Những ngành nghề này được quy định rõ ràng tại Danh mục ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.

2. Kinh doanh không đúng với ngành nghề đăng ký thì bị phạt thế nào?
Trước khi có Nghị định 124/2015/NĐ-CP, nếu doanh nghiệp kinh doanh không đúng ngành, nghề đăng ký sẽ bị phạt 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Tuy nhiên, sau khi có Nghị định 124/2015/NĐ-CP thì doanh nghiệp được phép kinh doanh trái ngành nghề đăng ký nhưng vẫn sẽ bị xử phạt nếu rơi vào các trường hợp sau:
2.1. Đối với hành vi vi phạm kinh doanh theo giấy phép kinh doanh
Khoản phạt đối với hành vi kinh doanh sai ngành nghề theo giấy phép kinh doanh được nêu rõ tại khoản 2, khoản 3 và khoản 5 Điều 6 Nghị định 124/2015/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh không đúng phạm vi, đối tượng, quy mô, thời hạn, địa bàn, địa điểm hoặc mặt hàng ghi trong giấy phép kinh doanh được cấp.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
- Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện mà không có giấy phép kinh doanh theo quy định;
- Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi giấy phép kinh doanh được cấp đã hết hiệu lực;
- Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nhưng không đáp ứng điều kiện đầu tư kinh doanh theo quy định trong quá trình hoạt động kinh doanh;
- Sử dụng giấy phép kinh doanh của thương nhân khác để kinh doanh.
5. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định từ khoản 1 đến khoản 4 Điều này đối với đối tượng hoạt động sản xuất rượu công nghiệp; chế biến, mua bán nguyên liệu thuốc lá; sản xuất sản phẩm thuốc lá; kinh doanh phân phối, bán buôn rượu hoặc sản phẩm thuốc lá thực hiện hành vi vi phạm hành chính.
2.2. Đối với hành vi kinh doanh ngành nghề bị cấm
Nếu doanh nghiệp kinh doanh các ngành nghề thuộc danh sách 8 ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh trong Điều 6 luật đầu tư số 61/2020 thì sẽ bị xử phạt hành chính theo khoản 1 và khoản 2 Điều 7 Nghị định 98/2020/NĐ-CP như sau:
1. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ thuộc danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

2.3. Đối với hành vi vi phạm về kinh doanh rượu, bia
Đối với hành vi vi phạm về kinh doanh rượu, bia, Điều 25 Nghị định 98/2020/NĐ-CP có quy định về việc xử phạt hành chính đối với trường hợp đăng ký bán rượu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên tiêu dùng tại chỗ, kinh doanh rượu có độ cồn dưới 5,5 độ và sản xuất rượu thủ công có độ cồn từ 5,5 độ trở lên bán cho cơ sở có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại. Mức phạt dao động từ 500.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
2.4. Đối với hành vi vi phạm về kinh doanh đa cấp
Đối với hành vi vi phạm về kinh doanh đa cấp, Điều 73 Nghị định 98/2020/NĐ-CP có quy định cụ thể về các mức phạt hành chính. Nếu kinh doanh đa cấp tại địa phương, nơi mà doanh nghiệp không có giấy phép kinh doanh, thì sẽ bị phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người tham gia bán hàng đa cấp.
Ngoài ra, nếu người bán hàng đa cấp yêu cầu người khác phải nộp một số tiền để tham gia mạng lưới thì cũng được xem là kinh doanh không đúng ngành nghề đã đăng ký. Khi đó, người tham gia bán hàng đa cấp sẽ bị xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
3. Trường hợp nào kinh doanh không đúng ngành nghề vẫn không bị phạt?
Không phải mọi trường hợp kinh doanh không đúng với ngành nghề đăng ký vẫn không bị phạt. Đó là vì những trường hợp này đáp ứng được các yêu cầu sau đây:
- Kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm.
- Không kinh doanh những ngành nghề có trong Danh mục các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện mà không có giấy phép.
- Thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh đúng thời hạn nếu có sự thay đổi ngành nghề đăng ký kinh doanh trong giấy chứng nhận.
Những hành vi kinh doanh trái ngành nghề đăng ký nhưng thỏa mãn các yêu cầu trên sẽ không bị phạt. Tuy nhiên, nếu việc kinh doanh trái ngành có vi phạm những điều khoản khác đã được quy định thì vẫn sẽ bị xử phạt.