Hủy giấy phép kinh doanh hộ cá thể như thế nào?
Mục lục
1. Hiểu thế nào về hủy giấy phép kinh doanh hộ cá thể?
Có thể hiểu, hủy giấy phép kinh doanh hộ cá thể là việc chấm dứt hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh. Người kinh doanh tiến hành nộp đơn xin hủy đăng ký cùng một số giấy tờ liên quan đến cơ quan có thẩm quyền.
Sau khi xem xét, cơ quan có thẩm quyền sẽ quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận hủy giấy phép kinh doanh hộ cá thể. Nếu chấp nhận, hộ kinh doanh sẽ không còn được xem là đơn vị kinh doanh bất hợp pháp. Việc này liên quan đến thanh toán nghĩa vụ thuế cuối cùng và thông báo đến các đối tác kinh doanh và cơ quan liên quan.
Xem thêm: Đăng ký kinh doanh hộ cá thể
2. Tại sao phải hủy giấy phép kinh doanh hộ cá thể?
Dưới đây là một số lý do phổ biến mà người kinh doanh quyết định hủy giấy phép kinh doanh:
- Ngừng hoạt động kinh doanh: Khi đưa ra quyết định ngừng kinh doanh, hủy đăng ký chính là bước quan trọng để chấm dứt hoạt động kinh doanh và đảm bảo tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật.
- Giảm bớt gánh nặng phí và thuế: Tiến hành hủy giấy phép giúp giảm bớt các loại thuế và phí phát sinh liên quan, từ đó giảm bớt áp lực tài chính cho gia đình.
- Tình hình tài chính không lành mạnh: Nếu nhận thấy tình hình tài chính không lành mạnh, hộ gia đình có thể hủy giấy phép để tránh xảy ra nợ nần và các yếu tố liên quan khác.
- Thay đổi mô hình kinh doanh: Khi hộ kinh doanh muốn chuyển sang hình thức khác hoặc thay đổi mô hình, hủy là bước quan trọng để có thể bắt đầu lại từ đầu.
- Tối ưu hóa tài nguyên: Hủy giấy phép giúp tối ưu hóa tài nguyên và năng lực của hộ gia đình, chú trọng vào những hoạt động chính yếu tố.
3. Các bước thủ tục hủy giấy phép kinh doanh hộ cá thể
Để hủy giấy phép kinh doanh hộ cá thể, cần thực hiện lần lượt 02 bước dưới đây:
- Chấm dứt hiệu lực mã số thuế với cơ quan thuế – Chi cục thuế quận/ huyện.
- Chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh tại UBND huyện/ quận.
3.1. Chấm dứt hiệu lực mã số thuế
Những hồ sơ cần chuẩn bị gồm có:
- Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế mẫu số 24/ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư 95/2016/TT-BTC.
- Bản gốc giấy chứng nhận đăng ký thuế.
Sau khi nộp hồ sơ khóa mã số thuế, cơ quan thuế sẽ chuyển tình trạng mã số thuế sang trạng thái “NNT ngừng hoạt động nhưng chưa hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế” trên Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế đối với hoạt động kinh doanh. Đồng thời, tiến hành kiểm tra xem chủ hộ đã hoàn thành các nghĩa vụ liên quan hay chưa mới thực hiện thủ tục trả giấy phép.
Theo đó, hộ kinh doanh cần hoàn thành các nghĩa vụ thuế sau:
- Từ thời gian hoạt động cho đến thời điểm giải thể, hộ kinh doanh đã nộp đầy đủ các loại thuế như thuế khoán, thuế môn bài.
- Nếu sử dụng hóa đơn, cần có thông báo cắt góc hóa đơn, hủy hóa đơn, nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn.
Lưu ý: Mã số thuế phải là mã số thuế cá nhân của chủ hộ kinh doanh. Tuy nhiên, mã số thuế này chỉ khóa trong hoạt động hộ kinh doanh, chủ hộ vẫn tiếp tục sử dụng mã số thuế này để tiếp tục thực hiện nghĩa vụ thuế cá nhân của mình.
3.2. Chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh tại UBND huyện/ quận
Sau khi đã hoàn tất thủ tục khóa mã số thuế bên cơ quan thuế và nhận được văn bản xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế , hộ kinh sẽ thực hiện thủ tục trả giấy phép hộ kinh doanh ở Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện.
Các loại giấy tờ cần chuẩn bị gồm có:
- Thông báo về việc chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh (phụ lục III-25 ban hành kèm theo Thông tư 20/2015/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp).
- Bản gốc giấy phép hộ kinh doanh.
- Công văn xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế.
Trong vòng 03 ngày làm việc sau khi nhận được hồ sơ, Ủy ban Nhân dân quận/ huyện tiến hành trả văn bản xác nhận hộ kinh doanh đã trả giấy phép kinh doanh. Lúc này, thủ tục giải thể hộ kinh doanh đã hoàn tất.
Xem thêm: Đăng ký giấy phép kinh doanh
4. Khi thực hiện hủy giấy phép kinh doanh hộ cá thể cần lưu ý những gì?
Để tránh bị phạt hành chính, bạn cần chú ý đến thời hạn và quy trình thông báo tạm ngưng hoặc chấm dứt hoạt động kinh doanh với cơ quan có thẩm quyền như sau:
- Tạm ngưng hoạt động dưới 1 năm: Cần gửi thông báo đến phòng Tài chính – kế hoạch trước 15 ngày tính từ ngày tạm ngưng. Thời gian tạm ngưng kinh doanh không được vượt quá 1 năm.
- Chấm dứt hoạt động kinh doanh: Cần có thông báo bằng văn bản về việc chấm dứt hoạt động kinh doanh đi kèm với bản gốc giấy phép kinh doanh, không quá 6 tháng tính từ ngày chấm dứt. Nếu trễ hạn sẽ phải chịu mức phạt từ 500.000 – 1.000.000 VNĐ.
- Nộp bản gốc giấy phép kinh doanh: Nếu không nộp lại bản gốc giấy phép kinh doanh trong quá trình hủy giấy phép, bạn sẽ phải chịu mức phạt từ 500.000 – 1.000.000 VNĐ.
Lưu ý, cần tuân thủ đúng thời hạn và quy trình thông báo để tránh xảy ra rủi ro không mong muốn.
Thắc mắc: “Hủy giấy phép kinh doanh hộ cá thể như thế nào?” đã được Phan Law Vietnam giải đáp rõ. Hy vọng, bạn đọc sẽ nắm bắt được các loại hồ sơ, thủ tục và quy định liên quan để thực hiện đúng, tránh xảy ra rủi ro về mặt pháp lý.