Hướng dẫn trình tự thủ tục thành lập doanh nghiệp 2023
Mục lục
Để thực hiện thủ tục thành lập công ty, người nộp hồ sơ phải hiểu được trình tự thủ tục thành lập doanh nghiệp. Đối với những người không được đào tạo kiến thức pháp luật một cách bài bản, thì việc thực hiện các công việc này sẽ rất khó khăn. Thấu hiểu được vấn đề đó, chúng tôi xin đưa ra cách hiểu và trình tự thủ tục thành lập doanh nghiệp để Quý bạn đọc có thể nắm bắt được.
1. Trình tự thủ tục thành lập doanh nghiệp là gì?
Trình tự thủ tục thành lập doanh nghiệp được hiểu là cách thức sắp xếp, thứ tự trước sau các công việc cần thực hiện để thành lập doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật.
Việc xây dựng một quy trình, trình tự của thủ tục thành lập doanh nghiệp là một điều cần thiết, bởi nó mang hai ý nghĩa trọng tâm sau:
- Người thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp hiểu được rõ trình tự các công việc mình cần thực hiện. Ở mỗi giai đoạn cụ thể, người thành lập doanh nghiệp có thể tự mình làm việc một cách nhanh chóng mà không cần có sự phụ thuộc với một hay nhiều đối tượng nào khác. Đồng thời, họ cũng có thể có sự chủ động và sự chuẩn bị cho các công việc tiếp theo.
- Đối với Phòng Đăng ký kinh doanh, Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể áp dụng pháp luật một cách tối đa và hạn chế sự vướng mắc. Từ đó, giúp thủ tục thành lập doanh nghiệp được thực hiện một cách nhanh chóng, tiết kiệm thời gian.
2. Các giai đoạn cần thực hiện trong việc thành lập doanh nghiệp
Để thành lập doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp phải trải qua 03 giai đoạn cụ thể:
2.1. Giai đoạn 1: Tiếp nhận thông tin để xây dựng hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp
Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà các thông tin cần cung cấp cũng khác nhau. Tuy nhiên, cho dù là loại hình doanh nghiệp nào cũng cần phải có các thông tin liên quan đến: Tên doanh nghiệp, địa chỉ doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ, thông tin của những người sở hữu công ty, tỷ lệ sở hữu cổ phần/phần vốn góp của cổ đông/thành viên trong công ty.
2.2. Giai đoạn 2: Xây dựng hồ sơ thành lập doanh nghiệp.
Thành phần hồ sơ được quy định tại các Điều 21, 22, 23, 24 Nghị định 01/2021/NĐ-CP và các biểu mẫu hướng dẫn được quy định tại Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT.
2.3. Giai đoạn 3: Nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp
Việc nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp được thực hiện thông qua hai cách thức sau: Nộp hồ sơ trực tuyến và nộp hồ sơ trực tiếp.
3. Trình tự nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp trực tuyến
Hồ sơ trực tuyến sẽ được nộp thông qua Cổng thông tin điện tử quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Đối với cách nộp này đòi hỏi người nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp phải có tài khoản đăng ký kinh doanh để nộp.
Để đăng ký tài khoản đăng ký kinh doanh, người nộp hồ sơ truy cập vào đường link sau: https://dangkykinhdoanh.gov.vn/vn/Pages/Trangchu.aspx
Bước 1: Chọn thư mục “Đăng ký kinh doanh qua mạng điện tử”, sau đó chọn “tạo tài khoản mới”.
Bước 2: Nhập thông tin cá nhân và tài khoản mà bạn muốn tạo.
Bước 3: Người tạo tài khoản chụp mặt trước và mặt sau của Căn cước công dân hoặc Chứng minh dân dân hoặc Hộ chiếu để xác minh danh tính.
Xác minh danh tính thành công cũng có nghĩa là tài khoản đăng ký kinh doanh của bạn đã hợp lệ.
Sau khi tạo tài khoản đăng ký kinh doanh, người nộp hồ sơ tiến hành đăng nhập hồ sơ để nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh.
- Bước 1: Vào “đăng ký doanh nghiệp”, lựa chọn hình thức “Nộp hồ sơ sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh”, chọn loại đăng ký trực tuyến. Chọn “Đăng ký thành lập doanh nghiệp”, sau đó tiếp tục lựa chọn loại hình doanh nghiệp mà bạn muốn thành lập.
- Bước 2: Sau khi tạo lập hồ sơ, các nội dung liên quan đến thành lập công ty sẽ được mở, bạn tiến hành nhập toàn bộ thông tin của doanh nghiệp bạn muốn thành lập vào. Đồng thời tiến hành scan hồ sơ và đẩy lên hệ thống. Cuối cùng, bạn nộp hồ sơ và thanh toán phí trực tuyến.
- Bước 3: Sau khi bạn nộp hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ tiếp nhận hồ sơ và gửi lại cho bạn giấy biên nhận thông qua hệ thống điện tử.
- Bước 4: Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được giấy biên nhận (chính là thời gian ghi trong giấy biên nhận), bạn sẽ nhận được kết quả đăng ký kinh doanh. Kết quả đó có thể là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu thông tin và thành phần hồ sơ bạn nộp là đúng và hợp lệ, hoặc giấy yêu cầu sửa đổi và bổ sung hồ sơ nếu hồ sơ sai sót và cần sửa đổi.
- Bước 5: Sau khi nhận được thông báo kết quả đăng ký kinh doanh, người nộp hồ sơ tiến hành liên hệ với Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc Phòng hành chính công của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để nhận kết quả qua đường bưu điện.
4. Trình tự nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp trực tiếp
So với Cách nộp hồ sơ trực tuyến, thì nộp hồ sơ trực tiếp là phương pháp nộp hồ sơ đỡ mất thời gian nghiên cứu hơn, nhưng ngược lại, sẽ hạn chế đối với những người phải đi xa, vì phương pháp này, phải nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp dự định thành lập.
Trình tự nộp hồ sơ này cũng sẽ đơn giản hơn. Cụ thể:
Bước 1: Người nộp hồ sơ chuẩn bị một bộ hồ sơ bản cứng nộp tại Bộ phận một cửa Phòng Đăng ký kinh doanh. Sau khi nộp hồ sơ, người nộp hồ sơ sẽ được trao một Giấy biên nhận bản giấy. Bạn nhận bản giấy này, tiến đến quầy lệ phí để tiến hành nộp lệ phí cho hồ sơ thành lập doanh nghiệp.
Bước 2: Sau khi tiếp nhận hồ sơ bản cứng, chuyên viên xử lý hồ sơ phải có trách nhiệm nhập hồ sơ và kiểm tra, xem xét nội dung, tính đúng đắn của thành phần hồ sơ để tiến hành xử lý và đưa ra kết quả.
Bước 3: Trong thời gian là 03 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận một cửa, người nộp hồ sơ đem theo Giấy biên nhận, Biên lai ghi lệ phí và giấy ủy quyền để nhận kết quả.
Kết quả của đăng ký thành lập doanh nghiệp có thể là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong trường hợp hồ sơ của bạn đúng và hợp lệ, ngược lại, có thể là thông báo sửa đổi và bổ sung hồ sơ nếu hồ sơ của bạn sai. Khi đó, bạn phải tiến hành sửa đổi, bổ sung hồ sơ và nộp lại sao cho phù hợp.
5. Dịch vụ Đăng ký kinh doanh nhanh sẽ hỗ trợ những công việc gì?
Đối với thủ tục thành lập doanh nghiệp, Đăng ký kinh doanh nhanh sẽ hỗ trợ thực hiện các công việc sau:
- Tư vấn tất cả các vấn đề liên quan đến thành lập doanh nghiệp. Ví dụ như tư vấn về cách đặt tên doanh nghiệp, điều kiện đặt trụ sở doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh (đặc biệt, đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện sẽ hỗ trợ tư vấn các vấn đề liên quan đến xin giấy phép con), tư vấn về vốn điều lê, người đại diện theo pháp luật, …
- Liên hệ với các thành viên hoặc cổ đông dự kiến trong công ty để lên dự thảo hồ sơ thành lập công ty.
- Đại diện cho thành viên, cổ đông công ty làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để nộp hồ sơ, nhận kết quả và xử lý các vấn đề liên quan đến thủ tục thành lập doanh nghiệp.
- Đến với Đăng ký kinh doanh nhanh, khách hàng chỉ cần cung cấp cho chúng tôi Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân, hoặc hộ chiếu của của thành viên/cổ đông dự kiến trong công ty dự kiến thành lập.
- Phục vụ tận tâm, thời gian xử lý công việc nhanh, hiệu quả, tài liệu cung cấp giản đơn, Đăng ký kinh doanh nhanh hứa hẹn sẽ mang đến cho Quý khách hàng sự hài lòng tối đa khi sử dụng dịch vụ.