Hướng dẫn cách làm giấy phép kinh doanh hộ cá thể theo quy định
Mục lục
Hộ kinh doanh cá thể là mô hình khá phổ biến hiện nay. Trong quá trình thành lập hộ kinh doanh cá thể cần phải thực hiện thủ tục thành lập. Vậy cách làm giấy phép kinh doanh hộ cá thể như thế nào? Nếu bạn đang thắc mắc về vấn đề này thì đừng bỏ qua chia sẻ của Phan Law Vietnam dưới đây nhé!
1. Hộ kinh doanh cá thể là gì?
Hộ kinh doanh cá thể là do một cá nhân hoặc các thành viên trong hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình với hoạt động kinh doanh. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh cá thể thì cần ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Bên cạnh đó, cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh sẽ là chủ hộ kinh doanh.
2. Đặc điểm của hộ kinh doanh cá thể
Theo quy định tại Chương VIII Nghị định 01/2021/NĐ-CP, quy định về một số đặc điểm của hộ kinh doanh cá thể như sau:
- Hộ kinh doanh cá thể không có tư cách pháp nhân như hầu hết các loại hình doanh nghiệp khác;
- Đăng ký hộ kinh doanh cá thể là hộ gia đình, cá nhân nhưng tất cả các thành viên trong hộ kinh doanh đều là người Việt Nam.
- Hộ kinh doanh cá thể được phép kinh doanh ở nhiều địa điểm nhưng phải đăng ký một địa điểm làm trụ sở chính.
- Hộ kinh doanh không bị hạn chế sử dụng lao động.
- Hộ kinh doanh có thể thuê người để quản lý hoạt động kinh doanh.
- Hộ kinh doanh phải nộp các loại thuế sau: Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, lệ phí môn bài.
- Hộ kinh doanh được phép sử dụng hóa đơn điện tử.
3. Hướng dẫn cách làm giấy phép kinh doanh hộ cá thể
Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể được quy định cụ thể tại Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP. Bao gồm:
5.1. Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể
Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể bao gồm những giấy tờ sau:
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh (Phụ lục III-1 Thông tư 02/2023/TT-BKHĐT);
- Hồ sơ giấy tờ pháp lý (CCCD/CMND/Hộ chiếu) của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp, thành viên hộ gia đình đăng ký kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký kinh doanh;
- Bản sao biên bản họp các thành viên trong hộ về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên trong hộ đăng ký hộ kinh doanh;
- Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ doanh nghiệp trong trường hợp thành viên hộ gia đình đăng ký kinh doanh;
- Văn bản ủy quyền kèm theo giấy tờ pháp lý cá nhân để người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh.
Trường hợp nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh trực tuyến, các giấy tờ trên phải được thể hiện dưới dạng file “.doc” hoặc “.docx” hoặc “.pdf” và được chứng thực bằng chữ ký số của chủ hộ kinh doanh. /người được ủy quyền thực hiện thủ tục.
Xem thêm: Đăng ký kinh doanh hộ gia đình online 2023
5.2. Nơi nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ trên, đại diện cá nhân, hộ gia đình có thể lựa chọn một trong các hình thức sau để nộp hồ sơ:
- Nộp hồ sơ trực tiếp/qua đường bưu điện đến Phòng Tài chính Kế hoạch UBND huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
- Nộp trực tuyến trên Hệ thống thông tin đăng ký hộ kinh doanh thuộc Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia thông qua Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.
5.3. Thời gian hoàn tất thủ tục đăng ký hộ kinh doanh
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh hộ gia đình, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ cấp Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Sau 03 ngày làm việc, nếu không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ thì người đăng ký kinh doanh có quyền khiếu nại.
5.4. Lệ phí đăng ký hộ kinh doanh cá thể
Do HĐND cấp tỉnh quyết định (theo Thông tư 85/2019/TT-BTC). Thông thường, phí xử lý là 100.000 đồng/lần.