Hóa đơn hộ kinh doanh cá thể được quy định như thế nào?
Mục lục
Hộ kinh doanh cá thể thường do một cá nhân làm chủ, có năng lực pháp luật dân sự và chịu trách nhiệm vô hạn về hoạt động của mình. Hộ kinh doanh có quy mô nhỏ với một địa điểm kinh doanh, không sử dụng quá 10 lao động. Với bản chất pháp lý đặc trưng như vậy, hộ kinh doanh sẽ không có tư cách pháp nhân. Vậy việc xuất hóa đơn hộ kinh doanh cá thể sẽ được quy định như thế nào?
Hộ kinh doanh cá thể có được sử dụng hóa đơn VAT không?
Hóa đơn VAT còn có thể gọi là hóa đơn đỏ, hóa đơn giá trị gia tăng do Bộ Tài chính phát hành hoặc doanh nghiệp tự in ra sau khi đã đăng ký mẫu với cơ quan thuế. Hóa đơn đỏ là một căn cứ có tính pháp lý nhằm xác định số tiền thuế cần nộp và ngân sách nhà nước cũng như giá trị loại hàng hóa trong giao dịch.
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư số 119/2014/TT – BTC, hóa đơn VAT được dùng cho các tổ chức khai và tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, áp dụng cho các hoạt động như:
- Bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ nội địa.
- Hoạt động vận tải quốc tế.
- Hoạt động xuất vào khu phi thuế quan và những khu phi thuế quan và những trường hợp được coi như xuất khẩu.
Tại khoản 2 Điều 10 Luật thuế giá trị gia tăng, sửa đổi năm 2013, đã quy định phương pháp khấu trừ chỉ áp dụng đối với các đối tượng là cơ sở kinh doanh có thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ bao gồm:
- Cơ sở kinh doanh có doanh thu hàng năm từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ một tỷ đồng trở lên, trừ hộ, cá nhân kinh doanh.
- Cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, trừ hộ, cá nhân kinh doanh.
Như vậy, căn cứ theo các quy định trên thì hộ kinh doanh không phải là đối tượng được khai và tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. Do đó, sau khi đăng ký kinh doanh hộ cá thể thì đơn vị này sẽ không được xuất hóa đơn VAT.
Muốn xuất hóa đơn hộ kinh doanh cá thể theo GTGT thì phải làm gì?
Thuế hộ kinh doanh cá thể được tính thế nào? Như đã đề cập, hộ kinh doanh không phải là đối tượng được khai và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Điều đó đồng nghĩa với việc sẽ không được xuất hóa đơn VAT. Tuy nhiên, nếu muốn xuất hóa đơn đỏ thì bắt buộc các hộ kinh doanh phải tiến hành chuyển đổi mô hình doanh nghiệp và tuân thủ theo các quy định pháp luật hiện hành liên quan đến hóa đơn đỏ.
Ngoài ra, hộ kinh doanh có thể đăng ký viết hóa đơn đỏ (hóa đơn trực tiếp không có VAT) để phục vụ nhu cầu trả hóa đơn cho khách hàng khi cần. Việc xin cấp hóa đơn sẽ dựa theo cuốn hóa đơn của cơ quan thuế để sử dụng và chủ động xuất cho khách hàng khi cần.
Bên cạnh đó, có thể mua hóa đơn lẻ theo từng lần phát sinh, khi có nhu cầu thì làm thủ tục với cơ quan thuế. Về trách nhiệm mua hóa đơn được quy định cụ thể theo điểm a khoản 2 Điều 12 Thông tư 39/2014/TT – BTC.
Hộ kinh doanh cá thể sử dụng loại hóa đơn nào thì tiện lợi nhất?
Theo quy định hiện hành, hộ kinh doanh cá thể được sử dụng hóa đơn bán hàng trong kinh doanh căn cứ tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 123/2020/NĐ – CP, cụ thể như sau:
“Điều 8. Loại hóa đơn
2. Hóa đơn bán hàng là hóa đơn dành cho các tổ chức, cá nhân như sau:
a) Tổ chức, cá nhân khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp sử dụng cho các hoạt động:
– Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội địa;
– Hoạt động vận tải quốc tế;
– Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;
– Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài.
b) Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ vào nội địa và khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan với nhau, xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan”.