Điều kiện xin giấy phép đăng ký hộ kinh doanh spa năm 2020
Mục lục
Các hộ kinh doanh Spa hay các hình thức chăm sóc sắc đẹp khác đang là xu hướng thịnh hành của các doanh nghiệp. Các loại dịch vụ chăm sóc sắc đẹp đem lại rất nhiều lợi nhuận do nhu cầu làm đẹp của con người ngày càng lớn trong xã hội. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cho các bạn về thủ tục xin giấy phép thành lập hộ kinh doanh spa.
Xem thêm:
Hồ sơ thành lập công ty TNHH 1 thành viên
Hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp qua mạng
Đăng ký kinh doanh doanh nghiệp có khó hay không?
Ngành nghề đăng ký kinh doanh Spa, chăm sóc sắc đẹp là gì?
Theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 07 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành hệ thống ngành nghề kinh doanh thì các mã ngành đăng ký kinh doanh liên quan đến dịch vụ chăm sóc sắc đẹp bao gồm:
9610: Dịch vụ tắm hơi, massage và các dịch vụ tăng cường sức khoẻ tương tự (trừ hoạt động thể thao). Chi tiết nhóm này gồm: Dịch vụ tắm hơi, massage, tắm nắng, thẩm mỹ không dùng phẫu thuật (đánh mỡ bụng, làm thon thả thân hình…);
9631: Cắt tóc, làm đầu, gội đầu. Chi tiết nhóm này gồm:
– Cắt tóc, gội đầu, uốn, sấy, nhuộm tóc, duỗi thẳng, ép tóc và các dịch vụ làm tóc khác phục vụ cả nam và nữ; phun thêu thẩm mỹ chân mày, mắt môi
– Cắt, tỉa và cạo râu;
– Massage mặt, làm móng chân, móng tay, trang điểm…
Điều kiện thành lập hộ kinh doanh spa
Nếu chủ thể kinh doanh đăng ký ngành nghề chăm sóc sắc đẹp không bao gồm hoạt động xoa bóp (massage) thì chủ thể sẽ tiến hành đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch & Đầu tư và được hoạt động kinh doanh sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Nếu chủ thể kinh doanh đăng ký ngành nghề chăm sóc sắc đẹp có bao gồm hoạt động xoa bóp (massage) thì chủ thể tiến hành đăng ký kinh doanh phải đáp ứng hai điều kiện. Thứ nhất, chủ thể kinh doanh phải xin giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự theo Nghị định 96/2016/NĐ-CP. Thứ hai, chủ thể kinh doanh phải đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại Điều 38 Nghị định số 109/2016/NĐ-CP quy định về việc cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám chữa bệnh, cụ thể như sau:
Điều kiện về cơ sở vật chất
– Địa điểm cố định, có đủ ánh sáng, tách biệt với nơi sinh hoạt gia đình.
– Các phòng xoa bóp phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
- Mỗi phòng xoa bóp có chuông cấp cứu bố trí một chiều từ phòng xoa bóp tới phòng bác sĩ hoặc nơi đón tiếp khách hàng;
- Có bản quy trình kỹ thuật xoa bóp chữ to, dễ đọc dán hoặc treo trên tường phòng xoa bóp in trên khổ giấy A1.
– Có buồng tắm hợp vệ sinh, bảo đảm có đủ điện, nước và các điều kiện vệ sinh khác để chăm sóc khách hàng.
Điều kiện về thiết bị
– Có giường xoa bóp hoặc ghế hoặc đệm phù hợp; ga trải giường, gối, khăn tắm phải bảo đảm vệ sinh;
– Có giường khám bệnh, tủ thuốc cấp cứu, bàn làm việc và một số dụng cụ y tế (ống nghe, huyết áp, nhiệt kế, bơm kim tiêm) tại phòng trực của bác sĩ;
– Có đủ thuốc cấp cứu thông thường.
Điều kiện về nhân sự
– Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật đối với cơ sở dịch vụ xoa bóp phải là bác sĩ hoặc y sĩ hoặc kỹ thuật viên thuộc một trong các chuyên ngành phục hồi chức năng, vật lý trị liệu, y học cổ truyền hoặc có chứng chỉ đào tạo chuyên khoa phục hồi chức năng, vật lý trị liệu hoặc y học cổ truyền. Trường hợp có chỉ định thuốc thì người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải là bác sĩ các chuyên ngành phục hồi chức năng, vật lý trị liệu, y học cổ truyền;
– Người làm việc tại cơ sở nếu có thực hiện kỹ thuật xoa bóp thì phải có chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận đào tạo về xoa bóp do cơ sở đào tạo hợp pháp cấp.
Nhân viên thực hiện kỹ thuật xoa bóp phải mặc trang phục gọn, sạch, đẹp, có phù hiệu ghi rõ tên cơ sở, tên nhân viên, có ảnh 3cm x 4cm.