Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh theo pháp luật
Mục lục
Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh là cơ sở pháp lý của doanh nghiệp được Cơ quan có thẩm quyền cấp phép cho việc thành lập cũng như hoạt động mở rộng địa điểm kinh doanh. Do đó, nếu không có loại giấy tờ này, mà doanh nghiệp vẫn tiếp tục thực hiện các kế hoạch như mở rộng phạm vi, địa điểm thì có thể chịu trách nhiệm pháp lý khi có sự rà soát, kiểm tra. Vậy pháp luật quy định thế nào về giấy chứng nhận địa điểm kinh doanh?
Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh được quy định như thế nào?
Như đã đề cập, giấy chứng nhận thành lập địa điểm kinh doanh là một loại giấy tờ pháp lý rất cần thiết. Không chỉ tạo cơ sở cho việc thành lập, mở rộng địa điểm về chi nhánh, văn phòng đại diện mà còn là điều kiện quan trọng nhằm bảo hộ doanh nghiệp trước pháp luật nếu có tranh chấp. Do đó, pháp luật cũng đã quy định những thông tin cơ bản về loại giấy tờ này, cụ thể như sau:
Về hình thức
Hình thức của Giấy chứng nhận đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh được ban hành ở phụ lục II kèm Công văn số 4211/BKHĐT – ĐKKD của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Theo đó, hình thức loại giấy tờ này được thể hiện như sau:
Về nội dung
Nội dung của Giấy chứng nhận địa điểm đăng ký kinh doanh thể hiện chi tiết về thông tin do Cơ quan đăng ký cấp phép, các thông tin khác về địa điểm kinh doanh, cụ thể như sau:
Thông tin do Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp
Những thông tin cơ bản trong phần nội dung của Giấy chứng nhận địa điểm đăng ký kinh doanh sẽ bao gồm những vấn đề như sau:
- Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và Đầu tư.
- Tên gọi: Giấy Chứng nhận địa điểm đăng ký kinh doanh.
- Mã số địa điểm kinh doanh.
- Ngày cấp lần đầu và ngày đăng ký thay đổi (Đối với trường hợp có sự thay đổi về địa điểm kinh doanh).
- Chữ ký kèm họ và tên người thực hiện. Đó là Phó trưởng phòng hoặc Trưởng phòng Đăng ký kinh doanh. Trong loại giấy chứng nhận này phải được đóng dấu, nằm ở cuối.
Thông tin của địa điểm kinh doanh
Ở phần thông tin của địa điểm kinh doanh trong giấy chứng nhận địa điểm đăng ký kinh doanh, sẽ có những thành phần như tên, địa điểm kinh doanh, thông tin người đứng đầu, thông tin doanh nghiệp chủ quản, cụ thể như sau:
- Tên địa điểm kinh doanh: Trong phần này, bao gồm tên địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp viết bằng tiếng Việt, tên địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài. Ngoài ra, còn có tên địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp viết tắt.
- Địa điểm kinh doanh: Người thực hiện việc đăng ký phải ghi đầy đủ và chi tiết về địa chỉ đăng ký như số nhà, tổ/ ấp/ đường/ khu phố, xã/ phường, quận/ huyện, tỉnh/ thành phố của địa điểm kinh doanh. Đồng thời, cần có thêm các thông tin liên lạc của doanh nghiệp gồm email, số điện thoại, fax, website,…
Thông tin của người đứng đầu địa điểm kinh doanh
Đối với người đứng đầu trong giấy chứng nhận địa điểm đăng ký kinh doanh, thông tin cần thiết bao gồm những yếu tố cụ thể sau đây:
- Họ và tên đầy đủ, giới tính.
- Ngày, tháng, năm sinh, dân tộc, tôn giáo, quốc tịch.
- Giấy tờ cá nhân như Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu, số giấy tờ chứng thực do cơ quan có thẩm quyền cấp.
- Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của người đứng đầu.
- Nơi ở hiện tại.
Thông tin về doanh nghiệp chủ quản
Doanh nghiệp chủ quản là doanh nghiệp làm chủ tất cả hoặc đại đa số cổ phiếu của một hoặc nhiều công ty con, có trách nhiệm trong việc quản lý công việc, tài sản, nhân lực,… Theo đó, thông tin của doanh nghiệp chủ quản của giấy chứng nhận địa điểm đăng ký kinh doanh gồm:
- Tên doanh nghiệp.
- Mã số doanh nghiệp (Số đăng ký doanh nghiệp).
- Địa chỉ trụ sở chính.
Muốn có Giấy chứng nhận đăng ký về địa điểm kinh doanh phải làm gì?
Để có được Giấy chứng đăng ký về địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp phải tiến hành thủ tục đăng ký, thành lập địa điểm kinh doanh tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư. Trình tự cụ thể sẽ căn cứ theo quy định tại Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều 31 Nghị định 01/2021/NĐ – CP.
Theo đó, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ thông báo kết quả xử lý hồ sơ đối với người tiến hành việc đăng ký. Nếu hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký về địa điểm kinh doanh. Đồng thời cập nhật thông tin về địa điểm kinh doanh trên cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Nếu hồ sơ không hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ thông báo bằng văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung.