[Giải đáp] Doanh nghiệp mới thành lập có được vay vốn không?
Mục lục
Doanh nghiệp mới thành lập thường gặp khó khăn về việc vay vốn để vận hành kinh doanh. Tuy nhiên, việc xét duyệt vay vốn thường căn cứ tới nhiều vấn đề về thu nhập và khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Vậy doanh nghiệp mới thành lập có được vay vốn không? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết thêm qua bài viết dưới đây để giải đáp thông tin về vấn đề này nhé!
1. Doanh nghiệp mới thành lập có được vay vốn không?
Doanh nghiệp mới thành lập có được vay vốn không là câu hỏi thắc mắc của nhiều công ty startup. Câu trả lời cho câu hỏi này là Có. Doanh nghiệp mới thành lập hoàn toàn có thể vay vốn ngân hàng. Tuy nhiên, khả năng vay vốn sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố như:
- Lĩnh vực hoạt động: Một số lĩnh vực được ưu tiên vay vốn như nông nghiệp, công nghiệp hỗ trợ, xuất khẩu,…
- Kế hoạch kinh doanh: Doanh nghiệp cần có kế hoạch kinh doanh rõ ràng, khả thi, thuyết phục được ngân hàng về khả năng tạo lợi nhuận và trả nợ.
- Tình hình tài chính: Doanh nghiệp cần có tình hình tài chính lành mạnh, ít nợ xấu.
- Tài sản đảm bảo: Nếu có tài sản đảm bảo như bất động sản, nhà xưởng,… khả năng vay vốn của doanh nghiệp sẽ cao hơn.
- Lịch sử tín dụng: Nếu công ty hoặc chủ doanh nghiệp có lịch sử tín dụng tốt thì khả năng được vay vốn với lãi suất ưu đãi sẽ cao hơn.
Tuy vậy, không phải ngân hàng nào cũng tạo điều kiện cho doanh nghiệp “trẻ tuổi” vay vốn. Bên cạnh đó, điều kiện ràng buộc được doanh nghiệp đưa ra với từng ngân hàng sẽ có sự khác biệt nhau.
2. Hình thức vay tiền cho doanh nghiệp mới thành lập
Hiện nay các có rất nhiều ngân hàng cho phép doanh nghiệp vay vốn bằng giấy phép kinh doanh. Việc vay tiền theo giấy phép kinh doanh là những sản phẩm vay vốn dành cho khách hàng là chủ các cơ sở. Hiện nay có hai hình thức vay vốn ngân hàng chủ yếu là vay tín chấp và vay thế chấp:
- Vay tín chấp là hình thức vay vốn của ngân hàng hoặc tổ chức tài chính không yêu cầu tài sản thế chấp từ Khách hàng. Khoản vay này được thực hiện dựa trên uy tín của người vay, được đánh giá thông qua lịch sử tín dụng và khả năng trả nợ. Hình thức này phù hợp với doanh nghiệp mới thành lập hoặc điều kiện kinh doanh ngành nghề không có điều kiện.
- Vay thế chấp là hình thức vay vốn mà người vay phải sử dụng tài sản của mình làm đảm bảo cho khoản vay. Nếu người vay không thể trả nợ đúng hạn, ngân hàng có quyền thu hồi và bán tài sản thế chấp để thu hồi khoản vay. Hình thức vay này thường phù hợp với doanh nghiệp hoạt động từ 3 năm trở lên.
Tùy vào từng điều kiện, nhu cầu và mục đích mà các doanh nghiệp sẽ lựa chọn hình thức vay vốn phù hợp.
Xem thêm: Tìm kiếm danh sách các doanh nghiệp mới thành lập tại Hà Nội như thế nào?
3. Điều kiện cơ bản khi doanh nghiệp mới thành lập vay vốn
Doanh nghiệp mới thành lập có thể vay vốn ngân hàng để hỗ trợ hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, để được vay vốn thì doanh nghiệp cần đáp ứng một số điều kiện cơ bản sau:
- Người đại diện pháp luật cho doanh nghiệp thường trong độ tuổi từ 25 – 65 tuổi;
- Doanh nghiệp phải có giấy phép kinh doanh hợp pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
- Doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, ít nợ xấu.
- Tùy theo hình thức vay vốn (vay tín chấp hay vay thế chấp) mà doanh nghiệp có thể cần tài sản đảm bảo hay không.
- Nếu vay thế chấp, doanh nghiệp cần có tài sản đảm bảo đủ giá trị để thanh toán khoản vay và lãi vay trong trường hợp doanh nghiệp không thể trả nợ.
- Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực được pháp luật cho phép vay vốn ngân hàng.
- Doanh nghiệp phải chứng minh được thu nhập tại thời điểm vay vốn.
Đây là những điều kiện cơ bản nhất để doanh nghiệp có thể vay vốn sau khi mới thành lập. Tùy vào mỗi ngân hàng mà điều kiện đi kèm sẽ có sự khác nhau. Để được vay vốn thì doanh nghiệp cần đáp ứng đủ điều kiện và chuẩn bị hồ sơ vay vốn đi kèm.
Hồ sơ thường gồm những giấy tờ về giấy đăng ký kinh doanh, hộ khẩu thường trú, giấy tờ cá nhân như CMND/ CCCD của chủ doanh nghiệp,… Để tìm hiểu kỹ hơn về hồ sơ vay vốn bạn có thể liên hệ trực tiếp với ngân hàng mà doanh nghiệp dự định vay.