Điểm khác biệt giữa Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Mục lục
Hiện nay, trong lĩnh vực tư vấn pháp luật đang có nhiều luồng quan điểm trái chiều về việc định nghĩa và phân biệt thế nào là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và thế nào là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nhằm hỗ trợ Quý Khách hàng trong việc thực hiện các thủ tục liên quan đến hai loại giấy phép này, chúng tôi xin đưa ra một số quan điểm dựa trên bài viết Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
1. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được hiểu như thế nào?
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh gọi cách khác là Giấy phép kinh doanh được hiểu là một văn bản bằng giấy hoặc bản điện tử ghi nhận các thông tin cơ bản của doanh nghiệp về một lĩnh vực kinh doanh cụ thể. Văn bản này chính là nhân chứng cho sự công nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với doanh nghiệp về các điều kiện và sự cho phép kinh doanh một cách hợp pháp đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện các các ngành nghề kinh doanh được quy định chi tiết tại Điều 7 và phân bổ cụ thể tại Phụ lục IV của Luật Đầu tư 2020. Một số nội dung cơ bản được ghi nhận tại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Tùy thuộc vào từng ngành nghề hoạt động và cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh mà nội dung Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có thể thay đổi. Tuy nhiên, sẽ đảm bảo được các nội dung cơ bản như sau:
- Tên loại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Các thông tin cơ bản của chủ sở hữu như tên, địa chỉ, người đại diện theo pháp luật, …
- Thời gian cấp, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh;
- Thời hạn sử dụng của từng loại Giấy phép kinh doanh.
2. Khái niệm cơ bản về Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là một loại văn bản bằng giấy hoặc bản điện tử ghi nhận các thông tin cơ bản về đăng ký doanh nghiệp mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp đó.
Một số nội dung cơ bản được ghi nhận trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sẽ bao gồm các thông tin cơ bản sau:
- Tên doanh nghiệp bao gồm tên tiếng Việt, tiếng nước ngoài và viết tắt;
- Thông tin cá nhân về các thành viên/chủ sở hữu và người đại diện theo pháp luật của công ty;
- Thông tin về vốn điều lệ, mệnh giá cổ phần (nếu có) của doanh nghiệp.
3. Điểm khác biệt giữa giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
3.1. Căn cứ pháp lý
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:
Luật doanh nghiệp 2020: Quy định các vấn đề cơ bản liên quan đến doanh nghiệp;
Nghị định 01/2021/NĐ-CP hướng dẫn về thành phần hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận;
Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT về các biểu mẫu hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận.
Quyết định 27/2018/NĐ-CP về hệ thống ngành, nghề kinh doanh
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh:
- Luật Đầu tư 2020 để tìm hiểu về các ngành nghề kinh doanh có điều kiện;
- Các văn bản pháp luật chuyên ngành quy định chi tiết về điều kiện, trình tự thủ tục, thời gian thực hiện, cơ quan thực hiện đối với từng ngành nghề kinh doanh cụ thể.
3.2. Thời điểm thực hiện thủ tục
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: Khi chủ sở hữu công ty có nhu cầu thực hiện thủ tục thành lập mới hoặc trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi nội dung trong giấy chứng nhận.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Sau khi thành lập doanh nghiệp, chủ sở hữu công ty có nhu xin Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới được thực hiện thủ tục.
3.3. Điều kiện cấp giấy phép
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Điều 27 Luật Doanh nghiệp.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Tùy thuộc vào từng ngành nghề kinh doanh mà điều kiện cấp giấy phép cũng khác nhau, nhưng phải có các điều kiện cơ bản sau: Là tổ chức kinh tế đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Doanh nghiệp đã được đăng ký mã ngành nghề kinh doanh liên quan đến loại Giấy chứng nhận cần xin; Điều kiện về vốn kinh doanh (nếu có); Điều kiện về cơ sở vật chất, chứng chỉ hành nghề, nhân sự công ty.
3.4. Trình tự thực hiện
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: Dự thảo hồ sơ; Nộp hồ sơ; Nhận kết quả.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Thành lập công ty với từng loại hình phù hợp; Setup công ty cho phù hợp với điều kiện cấp giấy phép; Nộp hồ sơ xin giấy phép; Kiểm định cơ sở; Kiểm tra nhân lực (nếu cần); Cấp giấy phép.
3.5. Thời gian thực hiện thủ tục
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: Trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày người đại diện nộp hồ sơ.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Trên 03 ngày làm việc, tùy vào từng loại giấy phép cụ thể
3.6. Thời hạn của giấy phép
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: Đến khi doanh nghiệp không còn nhu cầu hoạt động và thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Thời hạn được quy định bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
4. Dịch vụ xin Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Với hơn mười năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đăng ký kinh doanh và Giấy phép, Văn phòng đăng ký kinh doanh nhanh tự hào là đơn vị cung cấp dịch vụ hàng đầu Việt Nam.
Mang trong mình sứ mệnh cung cấp những dịch vụ pháp lý tốt nhất cho Quý Khách hàng, kết hợp cùng một hệ thống Luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kiến thức và vô cùng chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ Quý Khách hàng:
- Tư vấn và giải đáp thắc mắc cho Quý Khách hàng khi thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký doanh nghiệp;
- Tiếp nhận ý kiến và các thông tin từ Quý Khách hàng để dự thảo hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Có mặt trực tiếp tại cơ sở sản xuất, kinh doanh để tư vấn và trao đổi trực tiếp về điều kiện cơ sở vật chất, nhân sự khi xin Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Đại diện doanh nghiệp để làm việc trực tiếp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Nộp hồ sơ, nhận kết quả, hoặc xử lý các vấn đề liên quan đến thủ tục cấp Giấy chứng nhận.