Đăng ký kinh doanh là gì? Một số câu hỏi thường gặp khi đăng ký kinh doanh
Mục lục
Khi bắt đầu khởi nghiệp, các công ty cần thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh phù hợp. Để đơn vị được bảo hộ về mặt pháp luật, công ty cần phải thực hiện đầy đủ thủ tục đăng ký kinh doanh. Vậy đăng ký kinh doanh là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về thủ tục đăng ký kinh doanh.
1. Đăng ký kinh doanh là gì?
Đăng ký kinh doanh là sự ghi nhận quá trình ra đời của công ty/ doanh nghiệp. Việc đăng ký kinh doanh được coi là sự ghi nhận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về mặt pháp lý quy định về sự ra đời của chủ thể kinh doanh. Văn bản này được gọi là giấy phép kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Giấy phép kinh doanh cần được công khai minh bạch, giúp doanh nghiệp thực hiện các hoạt động kinh doanh, thuộc nhóm ngành đem lại lợi ích cho xã hội.
2. Tại sao doanh nghiệp cần phải đăng ký kinh doanh?
Giấy phép kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong quá trình thành lập công ty. Đối với tổ chức, doanh nghiệp, việc đăng ký kinh doanh có ý nghĩa như sau:
- Thể hiện sự đảm bảo về mặt pháp lý: Công ty, tổ chức, doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đều hoạt động công khai, hợp pháp. Đơn vị này có thể dễ dàng xin các giấy tờ, hồ sơ liên quan khi muốn mở rộng kinh doanh tại thị trường trong nước và quốc tế.
- Xây dựng niềm tin với khách hàng: Trách nhiệm của doanh nghiệp được nâng cao khi thực hiện quá trình đăng ký kinh doanh. Điều này cũng đảm bảo cho người tiêu dùng rằng sản phẩm của doanh nghiệp được an toàn và dịch vụ có chất lượng. Khách hàng có cơ sở để tin tưởng và trải nghiệm những dịch vụ, sản phẩm đó.
- Tạo dựng niềm tin với nhà đầu tư: Khi cần huy động vốn cho hoạt động kinh doanh thì nhà đầu tư chính là sự lựa chọn đầu tiên. Việc đăng ký kinh doanh sẽ tăng thêm độ tin tưởng cho nhà đầu tư, đảm bảo tiền của họ không được sử dụng vào các hoạt động trái pháp luật, có rủi ro pháp lý cao.
Việc đăng ký kinh doanh là rất cần thiết. Vì vậy doanh nghiệp khi khởi nghiệp cần phải tìm hiểu kỹ về quá trình đăng ký kinh doanh. Thực hiện đúng các thủ tục và nộp phí đầy đủ để việc kinh doanh trở nên dễ dàng hơn.
Xem thêm: Hướng dẫn nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh qua mạng
3. Một vài câu hỏi thường gặp khi thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh
3.1. Ngành nghề nào được miễn đăng ký kinh doanh
Theo quy định được nêu rõ tại Điều 3 của Nghị định 39/2007/NĐ-CP, các hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ không cần đăng ký kinh doanh, cụ thể:
- Bán hàng rong, buôn bán vặt, quà vặt, các hoạt động không có địa điểm cố định bao gồm cả hoạt động giao nhận, bán sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm.
- Buôn chuyến, hoạt động vận chuyển sản phẩm từ nơi này đến nơi khác theo chuyến và cũng không cố định địa điểm.
- Đánh giày, bán vé số, chữa khóa, vẽ tranh dạo, chụp ảnh dạo.
- Các hoạt động thương mại độc lập.
- Kinh doanh lưu động, hoạt động không có địa điểm cố định.
3.2. Ngành nghề nào bắt buộc đăng ký kinh doanh
Bên cạnh những ngành nghề được miễn đăng ký kinh doanh bên trên thì các ngành nghề do hộ kinh doanh cần phải bắt buộc đăng ký kinh doanh, cụ thể:
- Hộ kinh doanh sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối thuộc một trong các ngành nghề kinh doanh có điều kiện được quy định tại Điều 7 của Luật đầu tư 2020.
- Hộ kinh doanh cố định tại 1 địa điểm, sử dụng từ 10 nhân viên trở lên và chủ hộ sẽ chịu toàn bộ trách nhiệm bằng tài sản đối với hoạt động kinh doanh.
- Hộ kinh doanh do cá nhân hoặc một nhóm người là công dân Việt Nam, đủ 18 tuổi, có đầy đủ hành vi năng lực dân sự đại diện pháp lý.
Ngoài ra, các ngành nghề khác bắt buộc phải đăng ký kinh doanh như hoạt động sản xuất, cung ứng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, hoạt động thương mại, chế biến công nghệ thực phẩm. Tất cả hoạt động này đều trực thuộc doanh nghiệp, nhằm mục đích đem lại doanh thu, lợi nhuận cho đơn vị.
3.3. Đăng ký kinh doanh và đăng ký thành lập doanh nghiệp có giống nhau không?
Ngoài các ngành nghề đăng ký kinh doanh thì nhà đầu tư còn thắc mắc đăng ký kinh doanh và đăng ký thành lập doanh nghiệp có giống nhau không? Đây là hai khái niệm khác nhau hoàn toàn. Cụ thể:
- Đăng ký kinh doanh là một bước trong quy trình đăng ký doanh nghiệp.
- Đăng ký thành lập doanh nghiệp là người đại diện của pháp nhân, thực hiện đăng ký kinh doanh, đăng ký thay đổi, đăng ký thuế,… Việc này liên quan trực tiếp đến đơn vị tại cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.