Đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh và những loại thuế phải nộp
Mục lục
Đa số mọi người sau khi đăng ký hộ kinh doanh thành công thì sẽ gặp vướng mắc đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh có nộp thuế hay không? Phải nộp như thế nào? Bài viết này sẽ hỗ trợ bạn đang hiểu rõ về các khoản thuế cùng với đó là những quy định về cách tính thuế theo luật mới nhất để thực hiện nộp thuế đúng pháp luật đề ra.
1. Đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh
Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể bao gồm các giấy tờ sau:
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
- Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của chủ hộ kinh doanh;
- Bản sao hợp đồng thuê nhà, hợp đồng mượn nhà hoặc sổ đỏ đối với trường hợp chủ hộ đứng tên địa chỉ hộ kinh doanh (không cần công chứng).
Nếu các thành viên hộ gia đình cùng góp vốn đăng ký hộ kinh doanh thì cần thêm các giấy tờ sau:
- Bản sao hợp lệ CMND/CCCD/hộ chiếu của thành viên hộ gia đình;
- Bản sao hợp lệ biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh;
- Bản sao hợp lệ văn bản ủy quyền của các thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh;
- Văn bản ủy quyền cho người nộp hồ sơ;
- Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề (nếu có).
Bạn có thể nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hộ kinh doanh đặt địa điểm kinh doanh.
Ngoài ra bạn có thể thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể online tại trang dịch vụ công của Sở Kế hoạch và Đầu tư. Hồ sơ sẽ được chuyển tiếp về Phòng Tài chính – Kế hoạch hoặc Phòng Kinh tế của UBND quận, huyện liên quan để xét duyệt hồ sơ.
Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ gửi thông báo về tài khoản đăng ký kinh doanh của chủ hộ để hẹn ngày lấy giấy phép. Trường hợp hồ sơ chưa đạt yêu cầu,chủ hộ cũng sẽ nhận được thông báo trực tiếp thông qua tài khoản đăng ký kinh doanh.
2. Các loại thuế Hộ kinh doanh phải nộp
2.1. Thuế môn bài
Đối với hộ kinh doanh có mức doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở lên thì mức lệ phí môn bài cụ thể như sau:
- Doanh thu từ 100 triệu dưới 300 triệu/ năm thì nộp thuế môn bài 300.000 đồng/ năm;
- Doanh thu từ 300 triệu đến dưới 500 triệu/ năm thì nộp thuế môn bài 500.000 đồng/ năm;
- Doanh thu từ 500 triệu/ năm thì nộp thuế môn bài 1.000.000 đồng/ năm.
– Hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán sẽ được miễn lệ phí môn bài bao gồm:
- Có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống;
- Hoạt động không thường xuyên hoặc không có địa điểm kinh doanh cố định;
- Hoạt động sản xuất, kinh doanh lần đầu.
2.2. Thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân
Thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân của hộ kinh doanh được tính theo phương pháp khoán theo quy định tại khoản 1 điều 2 Thông tư 92/2015/TT-BTC.
Thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân hộ gia đình được tính như sau:
Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT.
Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN.
Doanh thu tính thuế là doanh thu tính được từ tổng của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
Đối với từng lĩnh vực, từng loại hình kinh doanh mà tỷ lệ thuế GTGT và thuế TNCN có khác nhau.
- Nếu hộ gia đình có doanh thu tính thuế từ 100 triệu/năm trở xuống thì không phải nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân.
- Trường hợp hộ gia đình nộp thuế khoán kinh doanh không trọn năm (không đủ 12 tháng trong năm dương lịch) bao gồm: hộ gia đình mới ra kinh doanh; hộ gia đình thường xuyên theo thời vụ; hộ gia đình ngừng/nghỉ kinh doanh thì mức doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định hộ gia đình không phải nộp thuế giá trị gia tăng, không phải nộp thuế thu nhập cá nhân là doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân của một năm (12 tháng);
- Doanh thu tính thuế thực tế để xác định số thuế phải nộp trong năm là doanh thu tương ứng với số tháng thực tế kinh doanh.