Đăng ký kinh doanh cá thể và những điều quan trọng cần biết
Mục lục
Đăng ký kinh doanh cá thể hiện nay dần trở nên phổ biến, được các hộ gia đình hoặc cá nhân đăng ký thành lập kinh doanh. Làm sao để kinh doanh cá thể được cấp giấy phép hoạt động hợp pháp? Bài viết sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn những thủ tục cần để có thể đăng ký loại hình kinh doanh cá thể.
1. Kinh doanh cá thể là gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP đã quy định về kinh doanh cá thể như sau “ Hộ khi doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh”.
2. Nghĩa vụ hộ kinh doanh cá thể cần thực hiện
Một cá nhân hay hộ kinh doanh cá thể cũng cần phải thực hiện tốt các nghĩa vụ sau:
- Không được kinh doanh các ngành nghề cấm như ma túy, hóa chất, các loại động vật quý hiếm, mua bán người,…
- Kê khai và thực hiện nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật.
- Phải đảm bảo được quyền và lợi ích cơ bản của người lao động theo như quy định của pháp luật về lao động.
- Đảm bảo về chất lượng hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật hoặc đúng như trước đó đã đăng ký.
- Các hộ kinh doanh cá thể cần phải tuân thủ các quy định về an ninh, an toàn xã hội. Đặc biệt không gây ô nhiễm môi trường, bảo vệ danh lam thắng cảnh.
- Các hộ kinh doanh cần phải thực hiện các nghĩa vụ về đạo đức đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng.
3. Ưu điểm và nhược điểm của kinh doanh cá thể
Tuy là một loại hình kinh tế đơn giản, nhưng các chủ kinh doanh vẫn có một số ưu và nhược điểm cần phải chú ý. Vậy bạn đã biết những ưu và nhược điểm khi kinh doanh cá thể là gì chưa?
3.1. Ưu điểm
Một trong những ưu điểm đầu tiên khi kinh doanh cá thể đấy là quá trình đăng ký hộ kinh doanh cá thể rất đơn giản không có nhiều quy trình rườm rà. Khi kinh doanh cá thể, chủ kinh doanh cũng không cần phải làm các loại báo cáo về thuế cửa hàng hàng tháng. Đây là một mô hình kinh doanh nhỏ lẻ nên các loại giấy tờ chứng từ kế toán đơn giản hơn so với những hình thức kinh doanh khác. Chính vì những ưu điểm này mà hình thức kinh doanh này được nhiều cá nhân hay các hộ gia đình lựa chọn.
3.2. Nhược điểm
Ngoài những ưu điểm trên, loại hình kinh doanh này cũng còn khá nhiều nhược điểm mà các chủ kinh doanh cần phải chú ý. Khi kinh doanh dưới hình thức này bạn sẽ:
- Không thể bảo vệ hay độc quyền thương hiệu của mình
- Không áp dụng các hóa đơn khấu trừ nên sẽ không được hoàn thuế và không xuất trình hóa đơn giá trị gia tăng.
- Kinh doanh cá thể chỉ được kinh doanh tại một địa điểm cụ thể mà không được mở thêm các chi nhánh khác.
- Chủ kinh doanh sẽ hoàn toàn chịu mọi trách nhiệm trong quá trình kinh doanh và sản xuất.
4. Đăng ký kinh doanh cá thể cần chuẩn bị những loại giấy tờ nào?
Khi muốn đăng ký kinh doanh, các chủ kinh doanh cần phải chuẩn bị đầy đủ những loại gì tờ cơ bản sau để cơ sở kinh doanh của mình được dễ dàng cấp giấy phép kinh doanh hợp pháp:
- Đầu tiên các chủ kinh doanh cần phải chuẩn bị giấy đề nghị đăng ký kinh doanh
- Chuẩn bị bản sao hợp lệ của CMND/CCCD/hộ chiếu của chủ đăng ký kinh doanh
- Bản sao của hợp đồng thuê nhà, sổ đỏ với trường hợp chủ kinh doanh đứng tên
Trong những trường hợp các thành viên trong gia đình hoặc bạn bè muốn cùng góp vốn kinh doanh thì các chủ kinh doanh cần phải chuẩn bị thêm các loại giấy tờ khác như:
- Bản sao hợp lệ của CMND/CCCD/hộ chiếu của người góp vốn
- Bản sao biên bản họp các thành viên muốn góp vốn kinh doanh
- Bản sao văn bản ủy quyền của các thành viên góp vốn cho chủ kinh doanh
5. Quy trình đăng ký kinh doanh dành cho cá thể
Quy trình đăng ký kinh doanh cho cá thể sẽ được diễn ra theo 3 bước dưới đây:
Bước 1: Gửi hồ sơ tới cơ quan có thẩm quyền
Các chủ kinh doanh cần phải gửi hồ sơ đăng ký kinh doanh cá thể đã chuẩn bị đầy đủ đến các cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh tại địa phương đặt địa điểm kinh doanh.
Bước 2: Xem xét và kiểm tra hồ sơ
Sau khi cơ quan nhà nước tiếp nhận bộ hồ sơ đăng ký kinh doanh sẽ tiến hành xem xét và kiểm tra hồ sơ.
Bước 3: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Sau đó cơ quan cấp giấy phép sẽ trao Giấy biên nhận và cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các chủ kinh doanh trong vòng 3 ngày kể từ khi nhận hồ sơ nếu các hộ kinh doanh này đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
- Ngành, nghề kinh doanh không phải là ngành nghề bị cấm kinh doanh.
- Tên cơ sở kinh doanh phù hợp quy định tại “Điều 88 Nghị định 01/2021 về đăng ký doanh nghiệp”.
- Nộp đầy đủ lệ phí theo quy định.
Trong những trường hợp hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh không hợp lệ, trong vòng 3 kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép sẽ thông báo cho các chủ kinh doanh rõ về nội dung cần sửa đổi.