Công ty TNHH thương mại dịch vụ là gì? Thủ tục và hồ sơ thành lập ra sao?
Mục lục
Bên cạnh những hoạt động sản xuất, kinh doanh đầu tư thì thương mại dịch vụ cũng là một trong những ngành phát triển vượt trội, mang đến giá trị lớn cho các nhà đầu tư. Điều này dẫn đến nhiều công ty TNHH thương mại dịch vụ ra đời. Vậy công ty TNHH thương mại dịch vụ là gì? Bài viết dưới đây của Phan Law Vietnam sẽ giải đáp thắc mắc về vấn đề này cho bạn.
1. Công ty TNHH thương mại dịch vụ là gì?
Công ty TNHH thương mại dịch vụ là gì? Công ty TNHH thương mại dịch vụ là công ty chuyên hoạt động trong lĩnh vực du lịch, văn hóa, thể thao, vận tải, ngân hàng,… và phải chịu trách nhiệm hữu hạn. Công ty TNHH thương mại và dịch vụ được chia thành 2 loại: công ty TNHH thương mại dịch vụ 1 thành viên và công ty TNHH thương mại dịch vụ 2 thành viên.
2. Điều kiện thành lập công ty TNHH thương mại dịch vụ
Điều kiện thành lập công ty TNHH thương mại dịch vụ được Nhà nước quy định cụ thể như sau.
– Tên công ty:
- Tên công ty không được trùng lặp với các công ty đã đăng ký trước đó để hạn chế nhầm lẫn. Tên công ty bao gồm tên và chữ viết tắt tiếng Việt, tiếng nước ngoài.
- Tên tiếng Việt: Gồm 2 thành phần: loại hình doanh nghiệp “Công ty TNHH” và tên riêng của công ty.
- Tên nước ngoài: Tên được dịch từ tiếng Việt. Trong đó, tên riêng của doanh nghiệp có thể được giữ nguyên hoặc dịch sang nghĩa tương ứng bằng tiếng nước ngoài.
- Tên viết tắt: Là tên viết tắt từ tiếng Việt hoặc tiếng nước ngoài.
– Vốn điều lệ:
- Các ngành nghề trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ không thuộc nhóm ngành nghề yêu cầu vốn pháp định khi đăng ký kinh doanh nên khi thành lập Công ty TNHH thương mại dịch vụ, bạn không cần có mức vốn pháp định cụ thể và không cần chứng minh vốn. Bạn có thể linh hoạt lựa chọn mức vốn phù hợp để đăng ký kinh doanh. Vốn điều lệ ảnh hưởng đến lệ phí môn bài của công ty phải nộp hàng năm là:
- Nếu vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng thì lệ phí môn bài là 3 triệu đồng/năm.
- Nếu vốn điều lệ dưới 10 tỷ đồng, lệ phí môn bài là 2 triệu đồng/năm.
– Địa chỉ trụ sở chính:
- Đây là địa chỉ dùng để liên hệ với các doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam. Địa chỉ trụ sở chính phải chính xác, đầy đủ các thông tin về số nhà, ngõ/ngách/hẻm, đường phố, thôn, ấp, xã, phường, huyện/thị trấn, tỉnh/thành phố, số điện thoại, email…
- Địa chỉ trụ sở chính của công ty TNHH thương mại dịch vụ không được đặt trong khu chung cư. Vì chung cư là nơi để ở, không dùng để hoạt động kinh doanh. Các trung tâm thương mại có số tầng được phép cho thuê văn phòng, cơ sở kinh doanh thương mại như tầng trệt, tầng 1, tầng 2… và nội dung này được thể hiện trong giấy phép xây dựng.
Xem thêm: Điều kiện đăng ký công ty TNHH 1 thành viên 2023
3. Quy trình, hồ sơ, thủ tục thành lập công ty TNHH thương mại dịch vụ là gì?
Nếu Quý khách đang muốn thành lập công ty TNHH thương mại dịch vụ thì cần chuẩn bị hồ sơ, thủ tục như sau:
3.1. Hồ sơ cần chuẩn bị
Hồ sơ thành lập công ty TNHH thương mại dịch vụ cần có, bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh (theo mẫu).
- Bản dự thảo điều lệ doanh nghiệp.
- Danh sách thành viên góp vốn nếu thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
- Giấy CMND/Hộ chiếu/Căn cước công dân (bản sao) của những thành viên góp vốn và người đại diện pháp luật.
3.2. Các bước thành lập công ty TNHH thương mại dịch vụ
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, để thành lập công ty TNHH thương mại dịch vụ bạn thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Chuẩn bị các thông tin: tên công ty, địa chỉ, vốn điều lệ, ngành nghề kinh doanh, thành viên/cổ đông góp vốn, người đại diện theo pháp luật,…
- Bước 2: Soạn thảo hồ sơ và kiểm tra xem các giấy tờ cần thiết chuẩn bị đầy đủ.
- Bước 3: Nộp hồ sơ thành lập Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ đến Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh, thành phố nơi công ty đặt trụ sở chính.
- Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ gửi lại cho bạn để bổ sung, chỉnh sửa cho hợp lệ.
- Nếu hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ thông báo qua email và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ.
- Bước 4: Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp sẽ được khắc con dấu doanh nghiệp hình tròn để sử dụng con dấu pháp luật.
- Bước 5: Công bố mẫu con dấu trên Cổng thông tin quốc gia.
- Bước 6: Công ty chính thức đi vào hoạt động.
- Bước 7: Thực hiện thủ tục báo cáo thuế khi đến hạn kê khai.