Chia sẻ kinh nghiệm thành lập công ty nhanh nhất
Mục lục
Loại hình các công ty hoạt động với nhiều lĩnh vực khác nhau trên thị trường ngày càng nhiều. Ngày nay, người kinh doanh chú trọng hơn đến việc thành lập công ty để xây dựng thương hiệu cho mình. Tuy nhiên, không phải ai cũng có kiến thức về thành lập công ty, vì vậy cần học hỏi kinh nghiệm thành lập công ty của những người đi trước. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thông tin hữu ích nhất.
1. Kinh nghiệm thành lập công ty là gì?
Kinh nghiệm thành lập công ty là tổng hợp những kiến thức, những lưu ý mà những người đã thực hiện thành lập công ty rút ra được, những kinh nghiệm đó là kinh nghiệm lựa chọn các vấn đề pháp lý của công ty, các giấy tờ cần chuẩn bị, những quy định của pháp luật liên quan và trình tự, thủ tục để thực hiện thành công thành lập công ty.
2. Kinh nghiệm về lựa chọn loại hình công ty kinh doanh
Hiện nay, pháp luật quy định đa dạng các loại hình công ty để phù hợp với từng mô hình kinh doanh. Mỗi mô hình kinh doanh, người kinh doanh cần chọn một loại hình công ty phù hợp để dễ dàng vận hành và quản lý.
Theo kinh nghiệm để lựa chọn loại hình công ty cần chú ý đến các vấn đề như: cách thức quản lý, quản trị công ty, trách nhiệm của người quản lý, người góp vốn đối với các nghĩa vụ của công ty, khả năng huy động vốn để phát triển công ty, mức thuế mà công ty phải nộp,…. Mỗi loại hình công ty sẽ có những ưu và nhược điểm khác nhau tùy thuộc vào vấn đề mà người kinh doanh muốn hướng đến. Ví dụ như:
- Liên quan đến vấn đề huy động vốn: Nếu người thành lập công ty muốn công ty có thể huy động vốn rất lớn thì nên lựa chọn thành lập công ty cổ phần (loại hình duy nhất được phát hành chứng khoán để huy động vốn).
- Liên quan đến vấn đề tự quyết định hoạt động của công ty: Nếu bạn muốn tự mình quyết định mọi hoạt động của công ty mà không cần phải lấy ý kiến và thông qua ai thì chọn loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
- Liên quan đến vấn đề chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ của công ty: Bạn nên lựa chọn loại hình công ty có tư cách pháp nhân để vấn đề chịu trách nhiệm chỉ trong tài sản của công ty không nên lựa chọn loại hình doanh nghiệp tư nhân.
- Liên quan đến việc chuyển quyền: Mua bán, chuyển nhượng vốn góp dễ dàng và không chịu sự quản lý của cơ quan đăng ký kinh doanh thì bạn nên lựa chọn loại hình công ty cổ phần.
- Liên quan đến số lượng thành viên của công ty: Nếu bạn chỉ có một thành viên thì bạn chỉ có thể thành lập doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; nếu bạn có hai thành viên thì bạn chỉ có thể thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty hợp danh; nếu bạn có từ ba thành viên trở lên thì bạn có lựa chọn đa dạng giữa công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty hợp danh.
3. Kinh nghiệm đặt tên công ty khi thành lập
Khi đặt tên công ty bạn cần phải chọn tên không trùng lặp với các công ty đã thành lập và đặt theo quy tắc mà luật doanh nghiệp quy định đó là: loại hình công tên + tên riêng mà bạn lựa chọn.
Để khách hàng dễ dàng ghi nhớ và tiếp cận với công ty thì theo kinh nghiệm thành lập công ty bạn nên chọn tên đơn giản và gần gũi với sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn cung cấp trên thị trường. Vì thời đại 4.0 hiện nay coi trọng vấn đề marketing để tiếp cận với khách hàng nên một cái tên công ty tiếp cận là điều mỗi công ty nên có.
Ngoài ra, những công ty muốn thành lập với hoạt động đẩy mạnh là xuất nhập khẩu trên thị trường nước ngoài thì khi thành lập bạn nên có tên nước ngoài của công ty và tên viết tắt cho công ty để đối tượng khách hàng ngoài nước có thể ghi nhớ.
4. Kinh nghiệm lựa chọn mức vốn điều lệ của công ty
- Khi thành lập công ty mà bạn không đăng ký ngành nghề kinh doanh mà pháp luật yêu cầu điều kiện về mức vốn điều lệ tối thiểu thì bạn có thể đặt mức vốn điều lệ tùy ý phù hợp với khả năng góp vốn.
- Một số ngành nghề có yêu cầu về vốn điều lệ tối thiểu của công ty như ngành nghề kinh doanh môi giới chứng khoán yêu cầu vốn điều lệ tối thiểu 25 tỷ VNĐ, ngành nghề kinh doanh dịch vụ kiểm toán yêu cầu vốn tối thiểu 6 tỷ đồng, ngành nghề kinh doanh hoạt động mua bán nợ yêu cầu vốn tối thiểu 100 tỷ VNĐ,….
- Vốn của công ty do các thành viên công ty góp có thể là tiền mặt hoặc bằng tài sản. Người góp vốn bằng tài sản phải là chủ sở hữu của tài sản đó mới có quyền góp vốn bằng tài sản đó.
5. Kinh nghiệm lựa chọn ngành nghề đăng ký kinh doanh của công ty
Khi thành lập công ty bạn phải lựa chọn tên ngành nghề kinh doanh theo quy định của pháp luật phù hợp với ngành nghề kinh doanh thực tế của công ty. Khi chọn ngành nghề kinh doanh cần xem xét ngành nghề có điều kiện gì theo quy định của pháp luật không? (có thể yêu cầu về vốn điều lệ tối thiểu, yêu cầu về chứng chỉ hành nghề,…)
6. Kinh nghiệm về lựa chọn địa chỉ trụ sở chính của công ty
Địa chỉ trụ sở chính của công ty có thể là địa chỉ của bạn hoặc bạn thuê mượn. Địa chỉ trụ sở phải rõ ràng và chính xác trên thực tế. Một địa chỉ có thể đặt trụ sở chính của nhiều công ty.
Lưu ý: Trụ sở chính của công ty không được đặt tại nhà tập thể và những tòa nhà không có chức năng hoạt động kinh doanh.
7. Kinh nghiệm về thủ tục thành lập công ty
Thành lập công ty cần thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị các thông tin cần thiết của công ty và các giấy tờ cần thiết để đăng ký thành lập công ty.
Bước 2: Nộp hồ sơ thành lập công ty tại phòng đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Khi nộp hồ sơ người nộp hồ sơ phải nộp kèm cả phí và lệ phí đăng ký, hiện nay mức phí là 100.000 đồng.
Bước 3: Nhận kết quả là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh xác nhận việc công ty của bạn được ra đời.
8. Dịch vụ thành lập công ty
Đăng ký kinh doanh nhanh với đội ngũ nhân viên có hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực thành lập công ty, dịch vụ giải quyết các vấn đề liên quan đến đăng ký kinh doanh sau:
- Tư vấn khách hàng lựa chọn loại hình công ty phù hợp với nhu cầu kinh doanh;
- Tư vấn cách đặt tên công ty phù hợp theo quy định của pháp luật và thu hút khách hàng;
- Tư vấn lựa chọn địa chỉ trụ sở chính công ty phù hợp với mục đích kinh doanh và được pháp luật cho phép đặt trụ sở;
- Tư vấn lựa chọn ngành nghề kinh doanh để đăng ký phù hợp với nhu cầu và điều kiện kinh doanh thực tế;
- Tư vấn lựa chọn số vốn điều lệ phù hợp với mô hình kinh doanh;
- Tư vấn các điều kiện để lựa chọn người đại diện theo pháp luật của công ty;
- Tư vấn các quyền và nghĩa vụ của các thành viên khi thành lập công ty;
- Tư vấn cách thức vận hành và hoạt động của công ty đúng theo quy định của pháp luật.