Chi phí thành lập công ty cổ phần
Mục lục
Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp có nhiều ưu điểm trong việc huy động vốn nên rất được các chủ đầu tư ưu tiên lựa chọn thành lập. Vậy chi phí thành lập công ty cổ phần là bao nhiêu? Bạn có cần phải cân nhắc trước về chi phí thành lập công ty cổ phần hay không? Cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1. Chi phí thành lập công ty cổ phần
Chi phí thành lập công ty cổ phần có thể chia thành 3 loại chi phí:
1.1. Chi phí trước khi thành lập công ty cổ phần
Trước khi tiến hành thực hiện đăng ký kinh doanh thì bạn cần chuẩn bị nhưng chi phí như:
- Chi phí chuẩn bị trụ sở;
- Các chi phí xin giấy phép đăng ký kinh doanh nếu ngành nghề bạn chọn nằm trong danh sách những ngành nghề kinh doanh có điều kiện;
- Các chi phí khác.
1.2. Chi phí khi tiến hành thành lập công ty cổ phần
- Chi phí nộp hồ sơ: 100.000 đồng.
- Chi phí bố cáo điện tử: 300.000 đồng.
- Chi phí con dấu: 500.000 đồng.
- Chi phí làm bảng hiệu: Tùy vào từng loại bảng hiệu mà doanh nghiệp chọn thì chi phí sẽ khác.
- Chi phí thuế môn bài: Tùy vào vốn điều lệ mà số tiền là 2.000.000 đồng- 3.000.000 đồng trên năm.
- Chi phí mua chữ ký số: 1.000.000 đồng- 2.000.000 đồng trên năm.
- Chi phí in và phát hành hóa đơn.
1.3. Chi phí sau khi thành lập doanh nghiệp
– Ngoài thuế môn bài thì doanh nghiệp còn phải đóng các loại thuế như: Thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế bảo vệ môi trường, thuế xuất nhập khẩu, thuế sử dụng đất,….
2. Thành lập công ty cổ phần tại Đăng ký kinh doanh nhanh
2.1. Điều kiện thành lập công ty cổ phần
Điều kiện về chủ thể:
- Phải có tối thiểu 3 cổ đông sáng lập;
- Tên công ty không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký trước trong toàn quốc.
Điều kiện về ngành nghề kinh doanh:
Khi khách hàng lựa chọn ngành nghề kinh doanh có điều kiện, phải đảm bảo tại thời điểm thành lập doanh nghiệp phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.
Điều kiện vốn điều lệ và vốn pháp định:
- Vốn điều lệ phải được cam kết góp trong thời hạn nhất định và được ghi rõ trong điều lệ công ty;
- Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu áp dụng đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Các điều kiện khác theo quy định của pháp luật.
2.2. Soạn thảo hồ sơ thành lập
– Hồ sơ thành lập công ty cổ phần bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Điều lệ công ty;
- Danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần;
- Bản sao các giấy tờ sau đây:
a) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
b) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
c) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Số lượng hồ sơ: 1 bộ.
2.3. Tên doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, trụ sở chính, vốn điều lệ
– Tên doanh nghiệp:
- Tên phải viết bằng tiếng Việt;
- Tên doanh nghiệp có thể kèm theo chữ số và ký tự, phát âm được;
- Có đủ 2 thành tố là loại hình doanh nghiệp và tên riêng;
- Tên doanh nghiệp không trùng và gây nhầm lẫn.
– Ngành nghề kinh doanh: Xác định được đâu là ngành nghề kinh doanh mà doanh nghiệp đăng ký để hoạt động. Đối với ngành nghề kinh doanh cần hiểu rõ doanh nghiệp được kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện cần tuân thủ đúng yêu cầu của pháp luật.
– Trụ sở chính: Theo quy định pháp luật, trụ sở công ty không đặt tại tòa nhà chung cư, tòa nhà tập thể không có chức năng làm việc. Thông báo thời gian mở cửa tại trụ sở chính với cơ quan đăng ký kinh doanh. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
– Vốn điều lệ: Đối với những ngành nghề không yêu cầu mức vốn tối thiểu cũng như mức vốn điều lệ tối đa, tuy nhiên có những ngành nghề yêu cầu mức vốn điều lệ phải đạt mức tối thiểu hay còn gọi là vốn pháp định thì phải tuân thủ theo quy định của Pháp luật có liên quan. Vốn điều lệ có ảnh hưởng đến thuế môn bài và uy tín, độ tin cậy của khách hàng, các cổ đông vì vậy cần cân nhắc khi đăng ký vốn điều lệ cho phù hợp.
2.4. Nộp hồ sơ đăng ký và nhận kết quả
Đăng ký kinh doanh nhanh thay mặt khách hàng thực hiện tất cả các thủ tục đăng ký với cơ quan nhà nước, nhận kết quả thủ tục hành chính, nộp các loại phí, lệ phí.