[Cập nhật] Mẫu công văn xin giải thể doanh nghiệp mới nhất
Mục lục
Một số công ty, trong quá trình hoạt động sẽ có thời gian gặp khó khăn và không thể duy trì dẫn đến bắt buộc giải thể. Lúc này, doanh nghiệp cần làm thủ tục giải thể và có công văn xin giải thể doanh nghiệp để thông báo cho cơ quan có thẩm quyền. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp những thông tin chi tiết về mẫu công văn xin giải thể doanh nghiệp mới nhất.
1. Mẫu công văn xin giải thể doanh nghiệp được cập nhật mới nhất
CÔNG TY …….. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …../CV/20…. | Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
V/v: Giải thể doanh nghiệp | Hà Nội, ngày… tháng…năm 20…. |
Kính gửi: Chi cục thuế …………………………………
Công ty ……….. được thành lập theo Giấy Chứng nhận Đăng ký Kinh doanh số……………
Mã số thuế: …………………………………………………
Trụ sở chính: ………………………………………………
Ngành nghề kinh doanh: …………………………………
Vì lý do hoạt động kinh doanh không đạt hiệu quả ……………………
Căn cứ vào Điều 208 của Luật Doanh nghiệp năm 2020 về thủ tục giải thể doanh nghiệp, Công ty ………. quyết định giải thể doanh nghiệp (Quyết định được gửi kèm theo Công văn), đồng thời xin xác nhận về việc không nợ thuế, đóng cửa Mã số thuế và Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế của doanh nghiệp được thu hồi.
Vậy chúng tôi kính báo và đề nghị Quý cơ quan giúp đỡ để công ty tiến hành thủ tục giải thể theo đúng Luật định.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
Nơi nhận: | Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp Giám đốc |
– Cục thuế TP.Hà Nội; – Chi cục thuế ……….; – Sở kế hoạch và đầu tư ……….; – Lưu VP. | (Kỹ tên, đóng dấu) |
2. Điều kiện và các trường hợp giải thể doanh nghiệp
Theo quy định tại Điều 207 Luật Doanh nghiệp 2020 thì doanh nghiệp có thể bị giải thể trong các trường hợp sau:
- Doanh nghiệp quyết định giải thể: Đây là trường hợp phổ biến nhất, xảy ra khi các thành viên hoặc chủ sở hữu doanh nghiệp quyết định chấm dứt hoạt động kinh doanh.
- Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: Doanh nghiệp có thể bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do vi phạm pháp luật nghiêm trọng.
- Doanh nghiệp không hoạt động trong thời gian dài: Doanh nghiệp không hoạt động trong thời gian dài theo quy định của pháp luật (12 tháng liên tục) có thể bị giải thể.
- Doanh nghiệp hợp nhất, chia tách: Doanh nghiệp có thể giải thể để hợp nhất hoặc chia tách thành các doanh nghiệp khác.
- Doanh nghiệp phá sản: Doanh nghiệp không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn và có thể bị Tòa án tuyên bố phá sản.
Theo đó, điều kiện để doanh nghiệp được giải thể khi đáp ứng đủ các tiêu chí sau:
- Bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác: Doanh nghiệp phải thanh toán hết các khoản nợ cho các chủ nợ, người lao động, cơ quan thuế,… trước khi giải thể.
- Không đang trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài: Doanh nghiệp không được giải thể nếu đang có tranh chấp chưa được giải quyết tại Tòa án hoặc Trọng tài.
Xem thêm: [Giải đáp] Thực trạng giải thể doanh nghiệp hiện nay như thế nào?
3. Thủ tục giải thể doanh nghiệp được quy định như thế nào?
Tuân theo Điều 208 Luật Doanh nghiệp 2020 được quy định về trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp như sau:
Bước 1: Thông qua Nghị quyết/Quyết định giải thể doanh nghiệp:
- Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên: Việc giải thể được thông qua bởi chủ sở hữu.
- Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên: Việc giải thể được thông qua bởi Hội đồng thành viên.
Bước 2: Thông báo công khai Quyết định giải thể:
Doanh nghiệp phải thông báo Quyết định giải thể đến các bên liên quan như chủ nợ, người lao động, cơ quan thuế,… Trường hợp doanh nghiệp còn nghĩa vụ tài chính chưa thanh toán, cần đính kèm phương án giải quyết nợ.
Bước 3: Thanh lý tài sản doanh nghiệp:
Việc thanh lý tài sản được thực hiện bởi chủ doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty, Hội đồng quản trị theo thứ tự ưu tiên quy định.
Bước 4: Nộp hồ sơ giải thể:
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp nộp hồ sơ giải thể đến Cơ quan đăng ký kinh doanh trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ.
Hồ sơ giải thể bao gồm:
- Thông báo về việc giải thể doanh nghiệp.
- Báo cáo thanh lý tài sản doanh nghiệp.
- Danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán (bao gồm cả nợ thuế, bảo hiểm).
Bước 5: Cập nhật tình trạng pháp lý doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.