Cách tính năm tài chính của doanh nghiệp mới thành lập
Mục lục
Năm tài chính của doanh nghiệp mới thành lập là một vấn đề được nhiều người quan tâm, bởi cách xác định năm tài chính ảnh hưởng đến việc quyết toán thuế cũng như thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác. Cùng Đăng ký kinh doanh nhanh tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề này nhé.
1. Khái niệm năm tài chính
Hiện nay vẫn chưa có quy định cụ thể giải thích từ ngữ năm tài chính là gì. Năm tài chính được sử dụng tương tự như các thuật ngữ năm ngân sách, kỳ kế toán, năm tài khóa… Vậy định nghĩa năm tài chính sao cho chính xác? Hiểu một cách đơn giản, năm tài chính là thời kỳ hạch toán, báo cáo của doanh nghiệp.
Tại Việt Nam, năm tài chính là năm dương lịch bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm hoặc năm 12 tháng khác với năm dương lịch mà Bộ Tài chính cho phép doanh nghiệp được áp dụng.
2. Xác định năm tài chính của doanh nghiệp mới thành lập
Đối với doanh nghiệp mới thành lập có thể lựa chọn năm tài chính trùng với năm dương lịch. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp có đặc thù riêng về tổ chức, hoạt động thì được chọn kỳ kết toán năm là mười hai tháng tròn theo năm dương lịch. Thời gian bắt đầu tính từ ngày 01 tháng đầu quý này đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý trước năm sau và phải thông báo cho cơ quan tài chính, cơ quan thuế biết. Lưu ý, kỳ kế toán quý là 03 tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng đầu quý đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý.
Căn cứ vào khoản 2, Điều 13, Luật Kế toán 2015, kỳ kế toán của doanh nghiệp mới thành lập được quy định như sau:
Năm tài chính của doanh nghiệp mới thành lập được tính từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, là 12 tháng tròn theo năm dương lịch. Nghĩa là kỳ kế toán của doanh nghiệp sẽ bắt đầu ngày 01 tháng đầu quý này đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý trước năm sau và phải thông báo cho cơ quan tài chính, cơ quan thuế.
Xem thêm: Hỗ trợ thành lập công ty trọn gói
3. Năm tài chính có gì khác so với năm dương lịch?
Việc năm tài chính trùng với năm dương lịch ở Việt Nam vừa là một điểm thuận lợi nhưng cũng gây ra nhiều khó khăn. Tuy nhiên, bạn có thể phân biệt năm tài chính và năm dương lịch bằng một số đặc điểm dưới đây:
- Giống nhau: Năm tài chính và năm dương lịch đều được tính tròn 12 tháng theo lịch dương hoặc có thể tính thời gian tương đương 52 – 53 tuần.
- Khác nhau: Năm dương lịch luôn được bắt đầu vào ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. Còn năm tài chính được bắt đầu vào ngày 01 của quý đầu tiên, có thể trùng hoặc khác so với năm dương lịch.
4. Hạn nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp
Căn cứ vào khoản 1, Điều 5 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định theo năm dương lịch hoặc năm tài chính (ngoại trừ trường hợp doanh nghiệp đó là doanh nghiệp nước ngoài). Chính vì vậy, việc xác định năm tài chính đóng vai trò vô cùng quan trọng bởi chúng có ảnh hưởng đến thời hạn nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp.
Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp được quy định như sau:
- Nếu doanh nghiệp chọn năm tài chính trùng với năm dương lịch thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp chậm nhất là ngày 31/3 của năm tiếp theo. Tức là, nếu doanh nghiệp chọn năm dương lịch làm năm tài chính, thời hạn chậm nhất sẽ là ngày 31/3/2023 đối với hồ sơ quyết toán thuế năm 2022. Tương tự, thời hạn chậm nhất để nộp hồ sơ quyết toán thuế năm 2023 là ngày 31/3/2024.
- Nếu doanh nghiệp chọn năm tài chính khác với năm dương lịch thì hạn nộp chậm nhất là ngày cuối của tháng từ 3 kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Tức là, nếu doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ngày 1/4/2022. Năm tài chính của doanh nghiệp tính từ 1/4/2022 đến ngày 31/3/2023. Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm 2022 của doanh nghiệp A chậm nhất là ngày 30/6/2023.
Ngoài ra, thời hạn nộp hồ sơ khai thuế năm chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu tiên của năm dương lịch hoặc năm tài chính.