Các thủ tục cần làm khi thành lập công ty là gì?
Mục lục
Hiện nay có nhiều loại hình công ty được ra đời, tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, giữa các loại hình này đều chịu ảnh hưởng bởi thị trường và được tạo dựng trên cơ sở liên kết giữa các nhà kinh doanh. Chính vì thế, để những vấn đề pháp lý được Nhà nước bảo hộ, việc tiến hành thủ tục thành lập công ty là điều cần thiết. Vậy các thủ tục cần làm khi thành lập công ty là gì?
Tại sao phải làm thủ tục thành lập công ty?
Thành lập công ty là một sự kiện pháp lý quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường trên cả nước. Với sự ra đời và tồn tại của Luật Doanh nghiệp, việc thành lập công ty sẽ phải chịu sự quản lý của Nhà nước. Theo đó, quyền lợi và nghĩa vụ của công ty sẽ được bảo đảm, cụ thể như sau:
- Hoạt động kinh doanh diễn ra một cách hợp pháp theo quy định pháp luật. Nhà nước và pháp luật sẽ bảo hộ những vấn đề pháp lý phát sinh của công ty trong quá trình thành lập đến khi giải thể.
- Công ty sẽ có tư cách pháp nhân ngay sau khi được thành lập. Do đó,trong quá trình hoạt động kinh doanh với đối tác trước pháp luật sẽ thuận lợi hơn.
- Công ty sẽ mở rộng hơn về quy mô khách hàng, quy mô kinh doanh, huy động được nguồn vốn. Qua đó, sẽ thúc đẩy lợi nhuận từ kinh doanh so với các hình thức kinh doanh nhỏ lẻ.
- Tiến hành thủ tục thành lập công ty góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế qua các hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, khi thành lập, doanh nghiệp có thể được hưởng những ưu đãi về thuế, quyền sử dụng đất.
Các thủ tục cần làm khi thành lập công ty là gì?
Trình tự thủ tục thành lập công ty được quy định tại Điều 26 Luật Doanh nghiệp 2020. Theo đó, quy trình tiến hành được cụ thể như sau:
Thứ nhất, cần phải chuẩn bị hồ sơ.
Tùy vào loại hình công ty muốn đăng ký, người thành lập doanh nghiệp cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đăng ký thành lập công ty. Sau đây là các thông tin cần chuẩn bị của doanh nghiệp trong hồ sơ:
- Xác định loại hình doanh nghiệp trước khi thành lập doanh nghiệp. Theo Luật Doanh nghiệp 2020, có 04 loại hình công ty chính. Trong đó, bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty/ doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần và công ty hợp danh.
- Đặt tên doanh nghiệp/ công ty và địa chỉ trụ sở giao dịch. Tuy nhiên, cần lưu ý, tên công ty của doanh nghiệp cần tuân thủ theo Điều 41 Luật Doanh nghiệp 2020. Thông tin trụ sở phải được xác định rõ ràng, phù hợp với quy định tại Điều 42 Luật Doanh nghiệp 2020.
- Đăng ký vốn điều lệ. Vốn điều lệ là số tiền mà chủ sở hữu, thành viên, cổ đông góp vào khi thành lập công ty, hoặc cam kết góp vào theo thời gian quy định rõ trong Điều lệ. Vốn điều lệ được xem là cơ sở để xác định quyền lợi và nghĩa vụ giữa các thành viên, cổ đông góp vốn.
- Quyết định người đại diện pháp luật công ty. Giám đốc hoặc tổng giám đốc, là người đại diện pháp luật của doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp mới nhất.
- Lựa chọn ngành nghề kinh doanh. Về nguyên tắc, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong các ngành, nghề mà pháp luật không cấm, quy định tại Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2020.
Thứ hai, nộp hồ sơ đến Cơ quan đăng ký kinh doanh
Sau khi chuẩn bị xong, người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền sẽ nộp hồ sơ tại Cơ quan đăng ký kinh doanh. Các phương thức tiếp nhận hồ sơ bao gồm nộp trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh, qua dịch vụ bưu chính, mạng thông tin điện tử. Tuy có nhiều loại hình công ty/doanh nghiệp khác nhau, nhưng về cơ bản các tài liệu trong hồ sơ là giống nhau, đó là:
- Dự thảo điều lệ công ty. Bản dự thảo này sẽ tùy theo sự thỏa thuận của các thành viên trong công ty.
- Danh sách cổ đông, thành viên sáng lập. Đối với việc thành lập công ty hợp danh và trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp sẽ nộp 1 bản danh sách thành viên. Đối với công ty cổ phần sẽ là bản danh sách cổ đông.
- Giấy tờ chứng thực của thành viên, người đại diện theo pháp luật, bao gồm CMND, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu. Loại giấy tờ này phải còn hiệu lực theo pháp luật.
- Văn bản xác nhận vốn pháp định. Ngoài ra, còn có bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề và CMND đối với doanh nghiệp kinh doanh các ngành, nghề yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề.
Thứ ba, giải quyết hồ sơ
Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp đăng ký doanh nghiệp. Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo đến người thành lập doanh nghiệp những nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản. Trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
Cần làm gì để thủ tục thành lập công ty được thuận lợi?
Thành lập công ty có nhiều thủ tục tương đối phức tạp. Để đảm bảo thuận lợi cho việc đăng ký thành lập doanh nghiệp, bạn nên lựa chọn đơn vị tư vấn uy tín, chất lượng.
Được thành lập và hoạt động nhiều năm, đã từng làm việc với nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ ở nhiều lĩnh vực, Văn phòng đăng ký kinh doanh nhanh đã có nhiều kinh nghiệm xử lý, giải quyết các vấn đề liên quan đến thủ tục thành lập công ty. Vì vậy, chúng tôi chính là nơi mà bạn có thể tin tưởng.