Các ngành nghề phải đăng ký kinh doanh là gì?
Mục lục
Căn cứ tại khoản 1 Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2020, quy định về quyền của doanh nghiệp, trong đó có “Tự do kinh doanh ngành, nghề mà pháp luật không cấm”. Tuy nhiên, pháp luật vẫn yêu cầu các doanh nghiệp phải tiến hành đăng ký kinh doanh. Điều này góp phần quản lý hoạt động doanh nghiệp, gắn trách nhiệm của cơ quan Nhà nước với các các chủ thể kinh doanh. Vậy các ngành nghề phải đăng ký kinh doanh là những ngành nghề nào?
Các ngành nghề không phải đăng ký kinh doanh
Đăng ký kinh doanh là việc cá nhân, tổ chức thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua việc đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên không phải mọi hoạt động kinh doanh đều phải đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh. Tại Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ – CP quy định về cá nhân hoạt động thương mại nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây:
- Buôn bán rong (buôn bán dạo): là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong.
- Buôn bán vặt: là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định.
- Bán quà vặt: là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định.
- Buôn chuyến: là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ.
- Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định.
- Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.
Các ngành nghề phải đăng ký kinh doanh
Theo khoản 1 Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định “Tự do kinh doanh ngành, nghề mà pháp luật không cấm”. Như vậy, doanh nghiệp hoàn toàn có quyền chủ động tự do kinh doanh, trừ những ngành nghề mà pháp luật cấm. Điều này được quy định cụ thể tại Điều 6 Luật Đầu tư 2020.
Tuy nhiên, việc luật cho phép doanh nghiệp tự do kinh doanh không đồng nghĩa các chủ thể không cần đăng ký với cơ quan cấp phép. Đây là yêu cầu bắt buộc nhằm đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ cho các chủ thể. Đồng thời, dưới sự bảo hộ Nhà nước, hoạt động đăng ký kinh doanh góp phần giúp cơ quan có thẩm quyền quản lý và điều chỉnh kịp thời.
Cho nên, khi tiến hành đăng ký kinh doanh, các cá nhân, doanh nghiệp cần xem xét danh mục các ngành nghề bị cấm. Đồng thời, pháp luật cũng có những quy định về các ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Theo đó, việc thực hiện đầu tư kinh doanh trong ngành nghề này phải đáp ứng điều kiện cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội,…
Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện bao gồm 227 ngành nghề quy định tại Phụ lục IV của Luật Đầu tư 2020. Tiêu biểu là sản xuất con dấu, kinh doanh các loại pháo, từ pháo nổ, hành nghề luật sư, kinh doanh rượu, xuất khẩu gạo,… Như vậy, căn cứ theo quy định các ngành nghề bị cấm kinh doanh và các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, các chủ thể cần cân nhắc để thực hiện việc đăng ký theo đúng pháp luật.
Cần làm gì nếu muốn việc đăng ký ngành nghề kinh doanh được đảm bảo?
Đăng ký kinh doanh là yêu cầu bắt buộc đối với đa số chủ thể khi tiến hành kinh doanh. Vì thế, để đảm bảo quyền lợi, tránh những rủi ro, các cá nhân, doanh nghiệp nên lựa chọn đơn vị tư vấn pháp luật uy tín, chất lượng.
Với đội ngũ luật sư xuất sắc, có trình độ, chuyên môn cao trong lĩnh vực kinh doanh,… Văn Phòng đăng ký kinh doanh nhanh khẳng định sẽ giúp bạn có sự lựa chọn đúng đắn nhất.