Các bước để thành lập công ty chi tiết năm 2024
Mục lục
Việc hiểu rõ các bước để thành lập công ty sẽ giúp chủ doanh nghiệp tự tin khởi nghiệp mà không lo lắng. Qua bài viết dưới đây, Đăng ký Kinh doanh nhanh sẽ hướng dẫn bạn chi tiết trình tự để thành lập công ty từ A – Z nhé!
1. Tư vấn quy trình trình thành lập doanh nghiệp
Một trong các bước để thành lập công ty đầu tiên là chủ doanh nghiệp sẽ cần đến sự tư vấn quy trình để thành lập doanh nghiệp. Việc tư vấn bao gồm:
- Tư vấn lựa chọn mô hình doanh nghiệp: Việc lựa chọn mô hình doanh nghiệp phù hợp là bước đầu tiên và vô cùng quan trọng. Mỗi mô hình sẽ có những ưu, nhược điểm và quy định pháp lý khác nhau.
- Hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ đăng ký kinh doanh: Hồ sơ đăng ký kinh doanh là tập hợp các giấy tờ cần thiết để chứng minh thông tin về doanh nghiệp. Hồ sơ thường bao gồm:
- Đơn đăng ký kinh doanh;
- Giấy chứng minh nhân dân/căn cước công dân của người đại diện pháp luật.
- Giấy tờ chứng minh về vốn điều lệ;
- Giấy tờ chứng minh về địa điểm kinh doanh;
- Tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh, có thể cần thêm các giấy phép con, chứng chỉ hành nghề…
- Tư vấn thủ tục đăng ký mã số thuế, con dấu, tài khoản ngân hàng: Sau khi được cấp giấy phép kinh doanh, chủ doanh nghiệp cần đến các cơ quan nhà nước để thực hiện đăng ký thuế, tạo con dấu, làm tài khoản ngân hàng.
- Tư vấn các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh: Việc nắm vững các quy định pháp luật là rất quan trọng để đảm bảo doanh nghiệp hoạt động đúng quy định và tránh vi phạm pháp luật.
- Hỗ trợ giải quyết các vướng mắc, thủ tục phát sinh: Trong quá trình thành lập và hoạt động kinh doanh, bạn có thể gặp phải nhiều khó khăn và vướng mắc. Việc tìm kiếm sự hỗ trợ từ các chuyên gia kế toán, luật sư sẽ giúp bạn giải quyết các vấn đề một cách nhanh chóng và hiệu quả.
2. Các bước để thành lập công ty – Nộp hồ sơ
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ thì bạn cần trực tiếp mang hồ sơ đến Phòng Đăng ký Kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư của tỉnh hoặc thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Trong quá trình nộp hồ sơ có thể là chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc người đại diện pháp luật trực tiếp đến nộp. Hoặc có thể là người được ủy quyền nộp hộ thì phải xuất trình giấy ủy quyền có công chứng và giấy tờ tùy thân của mình.
3. Cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Sau khi doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký thành lập, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo rằng hồ sơ đầy đủ, chính xác và đáp ứng các yêu cầu của pháp luật. Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện hồ sơ còn thiếu sót hoặc thông tin chưa chính xác, cơ quan đăng ký sẽ thông báo ngay cho doanh nghiệp để bổ sung hoặc sửa chữa. Việc bổ sung hồ sơ cần được thực hiện nhanh chóng để đảm bảo không làm chậm trễ quá trình xét duyệt.
Nếu hồ sơ đăng ký của doanh nghiệp được đánh giá là hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ tiến hành cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Theo quy định hiện hành, thời gian cấp Giấy chứng nhận thường không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là căn cứ pháp lý để doanh nghiệp hoạt động kinh doanh và thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước.
4. Làm con dấu pháp nhân
Sau khi đã chính thức trở thành một pháp nhân, một trong những việc đầu tiên mà doanh nghiệp cần làm là khắc con dấu. Con dấu là dấu hiệu nhận biết của doanh nghiệp và được sử dụng để chứng thực các văn bản, hợp đồng.
Doanh nghiệp có thể tự thiết kế mẫu dấu hoặc nhờ các cơ sở khắc dấu thiết kế theo yêu cầu. Mẫu dấu thường bao gồm tên doanh nghiệp, mã số thuế và địa chỉ. Sau khi chọn được mẫu dấu ưng ý, doanh nghiệp sẽ mang mẫu thiết kế đến các cơ sở khắc dấu để thực hiện.
Quy định về con dấu của doanh nghiệp được tuân theo Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:
1. Dấu bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
2. Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp.
3. Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.
Xem thêm: Dịch vụ tư vấn thành lập công ty uy tín, chất lượng| TRỌN GÓI
5. Đăng bố cáo doanh nghiệp mới thành lập
Một trong các bước để thành lập công ty cuối cùng sau khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp phải có nghĩa vụ phải tiến hành công bố thông tin doanh nghiệp lên cổng thông tin quốc gia. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020, doanh nghiệp phải hoàn tất thủ tục này trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận giấy chứng nhận.
Nội dung cần công bố:
- Thông tin cơ bản: Tên doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, ngành nghề kinh doanh.
- Thông tin về vốn:
- Đối với công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh: Vốn điều lệ.
- Đối với doanh nghiệp tư nhân: Vốn đầu tư ban đầu.
- Đối với các ngành nghề kinh doanh có vốn pháp định: Vốn pháp định.
- Nơi đăng ký kinh doanh: Cụ thể là Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đăng ký.
Để thực hiện thủ tục công bố thông tin, doanh nghiệp cần đến trực tiếp Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Tại đây, doanh nghiệp sẽ nộp hồ sơ theo mẫu quy định và thanh toán phí.