Buôn bán nhỏ lẻ có cần đăng ký kinh doanh?
Mục lục
Đối với những cá nhân không có đủ vốn để mở những mô hình kinh doanh có quy mô thì việc buôn bán nhỏ lẻ là phương án tốt nhất để kiếm thêm thu nhập. Tuy nhiên, dù chỉ là buôn bán nhỏ lẻ nhưng vẫn cần phải tìm hiểu một số quy định của Pháp luật để không phải vi phạm. Như vậy, câu hỏi được đặt ra ở đây chính là: Buôn bán nhỏ lẻ có cần đăng ký kinh doanh không? Để có hiểu tìm ra câu trả lời chính xác nhất, hãy cùng Phan Law Vietnam tìm hiểu ở bài viết dưới đây.
1. Căn cứ pháp lý
- Nghị định 39/2007/NĐ-CP;
- Nghị định 78/2015/NĐ-CP.
2. Buôn bán nhỏ lẻ là gì?
Khi cá nhân hoạt động thương mại thì đây được xem là hoạt động buôn bán nhỏ lẻ và độc lập. Mỗi ngày, cá nhân đều phải tự mình làm tất cả các công việc cho việc vận hành hoạt động kinh doanh, mua bán của mình. Hoạt động này phải được pháp luật cho phép và không nằm trong mục đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định tại khoản 1 Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP và không được xem là “Thương nhân” theo quy định của Luật Thương Mại.
3. Buôn bán nhỏ lẻ có cần đăng ký kinh doanh không?
Đối với trường hợp cá nhân buôn bán nhỏ lẻ thì không cần phải đăng ký kinh doanh theo quy định tại Nghị định 39/2007/NĐ-CP. Tuy nhiên, cá nhân buôn bán nhỏ lẻ vẫn phải tuân thủ các nghĩa vụ về thuế, phí, lệ phí và vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định tại Điều 7 và khoản 8 Điều 8 Nghị định 39/2007/NĐ-CP.
Xem thêm bài viết: Bán bánh mì có cần đăng ký kinh doanh không?
4. Những trường hợp buôn bán nhỏ lẻ không phải đăng ký kinh doanh
Để có thể tìm hiểu sâu hơn về câu hỏi: “Buông bán nhỏ lẻ có cần đăng ký kinh doanh không?” thì cần phải tìm hiểu những trường hợp buôn bán nhỏ lẻ nhưng không phải đăng ký kinh doanh.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP về hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên nhưng không cần đăng ký kinh doanh bao gồm:
- Buôn bán hàng rong, buôn bán dạo;
- Buôn bán vặt, bán những vật dụng nhỏ lẻ, có hoặc không có địa điểm kinh doanh cố định;
- Bán quà vặt như đồ ăn, nước uống, có hoặc không có địa điểm kinh doanh cố định;
- Hoạt động mua hàng hoá từ nơi khác về theo từng chuyến để bán;
- Các dịch vụ khác như đánh giày, bán vé số, sửa xe, rửa xe, cắt tóc,… có hoặc không có địa điểm cố định;
- Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối;
- Những người làm dịch vụ có thu nhập thấp.
Tuy nhiên, nếu kinh doanh các ngành nghề có điều kiện thì vẫn phải làm thủ tục đăng ký kinh doanh.
5. Thủ tục đăng ký kinh doanh dịch vụ, hàng hoá nhỏ lẻ như thế nào?
Theo quy định tại Điều 71 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh như sau:
“1. Cá nhân hay nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan Đăng ký kinh doanh cấp huyện, nơi mà đặt địa điểm kinh doanh. Nội dung Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh cần bao gồm:
a) Tên của hộ kinh doanh, địa chỉ của địa điểm kinh doanh;
b) Ngành, nghề mà mình kinh doanh;
c) Số vốn để kinh doanh;
d) Họ và tên, số và ngày cấp Giấy chứng minh nhân dân, địa chỉ nơi cư trú và chữ ký của những cá nhân tham gia thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân cùng thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập.
Kèm theo Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh phải có bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình và bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.
2. Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu có đủ các điều kiện sau đây:
a) Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;
b) Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định tại Điều 73 Nghị định này;
c) Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.
3. Nếu sau 03 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh thi người đăng ký hộ kinh doanh có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
4. Định kỳ vào tuần làm việc đầu tiên hàng tháng, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện gửi danh sách hộ kinh doanh đã đăng ký tháng trước cho cơ quan thuế cùng cấp, Phòng Đăng ký kinh doanh và cơ quan quản lý chuyên ngành cấp tỉnh.”
6. Xử lý hành vi vi phạm khi đăng ký kinh doanh
Vấn đề “Buôn bán nhỏ lẻ có cần đăng ký kinh doanh không?” vẫn đang được tìm kiếm rất nhiều. Bởi lẽ nếu không nắm rõ được mình có thuộc trường hợp không phải đăng ký kinh doanh hay không sẽ rất dễ bị xử phạt vi phạm vì không đăng ký kinh doanh.
Theo lẽ đó, hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được căn cứ theo Điều 6 Nghị định 124/2015/NĐ-CP sửa đổi một số Điều của Nghị định 185/2013/NĐ-CP như sau:
“1. Phạt tiền từ 1.000.000 – 2.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh không đúng địa điểm, trụ sở ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 – 3.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh mà không có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 – 10.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục hoạt động kinh doanh trong thời gian bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động hoặc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
5. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm quy định từ Khoản 1 đến Khoản 4 Điều này trong trường hợp kinh doanh ngành, nghề thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.”
7. Dịch vụ hỗ trợ cá nhân buôn bán nhỏ lẻ đăng ký kinh doanh của Phan Law Vietnam
Phan Law Vietnam cung cấp dịch vụ hỗ trợ những thủ tục pháp lý và quy trình đăng ký kinh doanh nhỏ lẻ một cách chuyên nghiệp và nhanh chóng. Chúng tôi hiểu rõ, trong một số trường hợp, buôn bán nhỏ lẻ vẫn phải đăng ký kinh doanh theo quy định của Pháp luật.
Bên cạnh đó, chúng tôi hỗ trợ mức chi phí hợp lý cùng chất lượng dịch vụ và chăm sóc khách hàng một cách tốt nhất. Mức chi phí trong suốt quá trình đăng ký kinh doanh sẽ luôn được công khai, minh bạch.
Nếu Quý khách hàng muốn tư vấn về thủ tục đăng ký kinh doanh đối với hoạt động buôn bán nhỏ lẻ, hãy liên hệ ngay với Phan Law Vietnam để được tư vấn và hướng dẫn thủ tục một cách nhanh chóng.
Bài viết trên đây, Phan Law Vietnam đã giúp bạn tìm ra câu trả lời cho vấn đề: “Buôn bán nhỏ lẻ có cần đăng ký kinh doanh?”. Ngoài ra, chúng tôi cũng làm rõ hơn một số vấn đề có liên quan đến hoạt động mua bán, kinh doanh theo quy định của Pháp luật. Như vậy, ngoài tìm hiểu vấn đề Buôn bán nhỏ lẻ có cần đăng ký kinh doanh không thì bạn cần phải nắm rõ mình có thuộc đối tượng không phải đăng ký kinh doanh hay không và nếu không đăng ký kinh doanh sẽ bị xử phạt như thế nào.