Bất cập trong thủ tục đăng ký kinh doanh
Mục lục
Cùng với sự ra đời của Luật doanh nghiệp và Luật Đầu tư thì các thủ tục thành lập doanh nghiệp đã được cải cách, tinh giảm, góp phần đáng kể cải thiện môi trường đầu tư và phát huy tốt quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên đâu đó vẫn còn những lỗ hổng. Bài viết hôm nay chúng ta tìm hiểu những bất cập trong thủ tục đăng ký kinh doanh.
1. Thủ tục đăng ký kinh doanh
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ để đăng ký kinh doanh: Tùy vào loại hình công ty mà những loại hồ sơ yêu cầu có khác nhau.
a. Doanh nghiệp tư nhân:
Cụ thể là theo quy định tại Điều 21 Nghị định 01/2021/NĐ-CP Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân bao gồm:
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
– Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.
b. Công ty cổ phần:
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
– Điều lệ công ty.
– Danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.
– Bản sao các giấy tờ sau đây:
+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
Đối với thành viên, cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành
c. Công TNHH:
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
– Điều lệ công ty.
– Danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
– Bản sao các giấy tờ sau đây:
+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên, và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Bước 2: Nộp hồ sơ, nộp tiền phí lệ phí theo quy định và nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Bước 3: Công bố thành lập doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia.
Việc công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp sẽ được thực hiện ngay tại thời điểm doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh, phí công bố cũng sẽ được thu tại thời điểm này.
Bước 4: Thực hiện thủ tục khắc dấu, thông báo mẫu dấu của doanh nghiệp.
Sau khi hoành thành các thủ tục và nhận được giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp, chủ sở hữu có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho cá nhân, tổ chức khác thực hiện các thủ tục với đơn vị khắc dấu để tạo con dấu pháp nhân cho doanh nghiệp mình.
2. Những bất cập trong thủ tục đăng ký kinh doanh
– Điều 3 Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì “Trường hợp luật chuyên ngành có quy định đặc thù về việc thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động có liên quan của doanh nghiệp thì áp dụng quy định của Luật đó”. Theo đó không phải tất cả các loại hình doanh nghiệp đều áp dụng theo một quy trình đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp mà nó còn áp dụng nhiều quy định chuyên ngành khác. Cần có văn bản thống nhất để tránh việc áp dụng quá nhiều văn bản cùng lúc.
– Quy định về đặt tên doanh nghiệp cũng gây cản trở đến việc thành lập doanh nghiệp của các nhà đầu tư. Việc nhận định cảm tính của cơ quan nhà nước đối với những dấu hiệu như: “Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc”…. gây lúng túng cho chủ doanh nghiệp.
– Mâu thuẫn giữa quy định của Luật Doanh nghiệp và các quy định chuyên ngành khác. Tại khoản 2 Điều 9 của Nghị định 78/2015/NĐ-CP có quy định: “Cơ quan đăng ký kinh doanh không được yêu cầu người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp nộp thêm hồ sơ hoặc giấy tờ khác ngoài các giấy tờ trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định”. Tuy nhiên có một số ngành nghề khác cần phải bổ sung những giấy tờ khác ngoài hồ sơ thì mới hoàn thành việc đăng ký kinh doanh.
– Việc quy định hệ thống mã ngành còn nhiều bất cập. Có những ngành nghề không có trong hệ thống ngành nghề kinh doanh theo mã ngành cấp IV, và cơ quan đăng ký kinh doanh từ chối cấp giấy chứng nhận.