ĐĂNG KÝ KINH DOANH NHANH

TP.HCM - Hà Nội - Tiền Giang

Đăng ký kinh doanh nhanh

  • Logo
  • Trang chủ
  • Về chúng tôi
  • Dịch vụ
  • Tin tức
    • Đăng ký kinh doanh
    • Pháp lý kinh doanh
    • Khác
  • Liên hệ
  • Logo
  • Trang chủ
  • Về chúng tôi
  • Dịch vụ
  • Tin tức
    • Đăng ký kinh doanh
    • Pháp lý kinh doanh
    • Khác
  • Liên hệ
Trang chủ » Tin tức » Pháp lý kinh doanh » Ai không được thành lập doanh nghiệp?

Ai không được thành lập doanh nghiệp?

Pháp lý kinh doanh  |  Cẩm Xuyên  |  04/04/2022  | 
Lượt xem: 22

Mục lục

  • 1. Ai không được thành lập doanh nghiệp?
  • 2. Cá nhân, tổ chức bị hạn chế quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần
  • 3. Quy trình đăng ký thành lập doanh nghiệp

Công dân có quyền thành lập doanh nghiệp, tuy nhiên không phải bất cứ công dân nào cũng đều có quyền thành lập doanh nghiệp. Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ cùng các bạn làm rõ vấn đề ai không được thành lập doanh nghiệp?

1. Ai không được thành lập doanh nghiệp?

Ai không được thành lập doanh nghiệp.
Ai không được thành lập doanh nghiệp?

Theo quy định tại Điều 17 Luật Doanh nghiệp thì những đối tượng sau không được quyền thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam:

  • Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
  • Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
  • Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;
  • Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
  • Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
  • Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng;
  • Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.

2. Cá nhân, tổ chức bị hạn chế quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần

Cũng theo quy định tại Điều 17 thì những cá nhân, tổ chức sau bị hạn chế quyền góp vốn, mua cổ phần:

  • Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
  • Đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Phòng, chống tham nhũng.

Những cá nhân bị hạn chế quyền thành lập doanh nghiệp theo quy định tại khoản 3 Điều 183, khoản 1 Điều 175 Luật Doanh nghiệp 2014 bao gồm:

  • Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh;
  • Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác, trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.”.
Đối tượng bị hạn chế quyền thành lập doanh nghiệp.
Đối tượng bị hạn chế quyền thành lập doanh nghiệp.

3. Quy trình đăng ký thành lập doanh nghiệp

Bước 1: Chuẩn bị thông tin doanh nghiệp như hướng dẫn ở trên và chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty đầy đủ theo quy định.

Bước 2: Soạn thảo hoàn thiện hồ sơ thành lập doanh nghiệp.

Bước 3: Nộp hồ sơ như hướng dẫn ở trên trên tới cơ quan đăng ký kinh doanh trực thuộc Tỉnh, Thành phố sở tại.

Bước 4: Nhận kết quả là giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu hồ sơ hoàn chỉnh và chính xác. Nếu hồ sơ chưa chính xác hoặc cần bổ sung thì cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ thông báo để người nộp hồ sơ bổ sung.

Bước 5: Thực hiện thủ tục khắc dấu tròn doanh nghiệp + Thông báo mẫu dấu lên cổng thông tin đăng ký quốc gia.

Bước 6: Mở tài khoản ngân hàng + Thông báo số tài khoản ngân hàng cho cơ quan đăng ký kinh doanh.

Bước 7: Đăng ký nộp thuế điện tử với cơ quan thuế và ngân hàng xác nhận đã đăng ký nộp thuế điện tử.

Bước 8: Đóng thuế môn bài qua mạng bằng cách sử dụng Chữ ký số điện tử để nộp thuế môn bài cho doanh nghiệp. Nếu các bạn chưa có chữ ký số điện tử thì bắt buộc phải mua chữ ký số điện tử để thực hiện được bước đóng thuế môn bài này.Vui lòng tham khảo bảng giá dịch vụ chữ ký số điện tử.

Bước 9: Đến cơ quan thuế sở tại tiến hành khai thuế ban đầu, nộp hồ sơ khai thuế ban đầu, nộp hồ sơ đặt in hóa đơn, nhận kết quả đặt in hóa đơn, in hóa đơn, thông báo phát hành hóa đơn, và cuối cùng được xuất hóa đơn VAT.

Bước 10: Thực hiện việc báo cáo thuế, và làm sổ sách hàng tháng, quý, năm.

Bạn muốn hiểu rõ hơn về Ai không được thành lập doanh nghiệp? trong từng trường hợp cụ thể, đừng ngần ngại trao đổi trực tiếp với chúng tôi:

ĐĂNG KÝ KINH DOANH NHANH

Hotline: 0794.80.8888

Email: [email protected]

Chia sẻ:

Bài viết liên quan:

  • Đăng ký doanh nghiệp siêu nhỏ như thế nào?
  • Thành lập doanh nghiệp giá rẻ năm 2021
  • Tìm hiểu doanh nghiệp mới thành lập
  • Một số lưu ý khi tiến hành thủ tục đăng ký kinh doanh
  • Quy định của pháp luật về cơ quan đăng ký kinh doanh

Đã xem gần đây

  • Sự khác nhau giữa doanh nghiệp thương mại và doanh nghiệp sản xuất Sự khác nhau giữa doanh nghiệp thương mại và doanh nghiệp sản xuất
  • Quy trình mua hàng của doanh nghiệp thương mại như thế nào? Quy trình mua hàng của doanh nghiệp thương mại như thế nào?
  • Hộ kinh doanh nộp thuế ở đâu? Hộ kinh doanh nộp thuế ở đâu?
  • Quy định thu tiền rác hộ kinh doanh TPHCM Quy định thu tiền rác hộ kinh doanh TPHCM
  • Doanh nghiệp tư nhân có con dấu không? Doanh nghiệp tư nhân có con dấu không?

Cùng chuyên mục

Quản lý doanh nghiệp tư nhân được quy định như thế nào?
Thành lập công ty tư nhân 2022 cần bao nhiêu vốn?

Thành lập công ty xây dựng cần gì.
Cách thành lập công ty xây dựng năm 2022

Dịch vụ thành lập công ty tphcm.
Dịch vụ thành lập công ty tphcm

Dịch vụ thành lập công ty.
Mẫu giấy đăng ký kinh doanh năm 2022

Mã số.
Mã số đăng ký kinh doanh có ý nghĩa gì?

Đăng Ký Kinh Doanh Nhanh

Đặt mục tiêu trở thành Văn phòng Luật sư hàng đầu tại Việt Nam, nơi khách hàng được cung cấp những dịch vụ chất lượng, hiệu quả, đáng tin cậy và nhanh chóng nhất.

Đăng ký kinh doanh

  • Dịch vụ thành lập công ty tại Hà Nội
  • Thành lập công ty tại TP HCM
  • Dịch vụ đăng ký kinh doanh hộ cá thể
  • Dịch vụ thành lập công ty trọn gói tại TPHCM 2022
  • Dịch vụ đăng ký kinh doanh online
  • Đăng ký thành lập công ty cổ phần
  • Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp
  • Dịch vụ thành lập công ty tại TP HCM

Pháp lý kinh doanh

  • Thành lập công ty tư nhân 2022 cần bao nhiêu vốn?
  • Cách thành lập công ty xây dựng năm 2022
  • Dịch vụ thành lập công ty tphcm
  • Mẫu giấy đăng ký kinh doanh năm 2022
  • Tra cứu đăng ký kinh doanh hộ cá thể năm 2022
  • Quyết định thành lập công ty là gì?
  • Mã số đăng ký kinh doanh có ý nghĩa gì?
  • Đăng ký kinh doanh ở đâu?

Chi nhánh HCM

38 Phan Khiêm Ích, Phường Tân Phong, Quận 7, TP. Hồ Chí Minh.
Giờ làm việc: Thứ 2 – Thứ 6: 8h – 17h30.

Chi nhánh Hà Nội

91 Nguyễn Khuyến, P.Văn Miếu, Q.Đống Đa, Hà Nội.
Giờ làm việc: Thứ 2 – Thứ 6: 8h – 17h30.

Chi nhánh Tiền Giang

160 Trần Nguyên Hãn, Thành phố Mỹ Tho, Tỉnh Tiền Giang.
Giờ làm việc: Thứ 2 – Thứ 6: 8h – 17h30.

Hotline:

0794.80.8888

Email:

[email protected]
Đăng ký kinh doanh nhanh · Copyright © 2022
0794.80.8888