Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp cần những gì?
Mục lục
Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp là một trong những câu hỏi đặt ra đầu tiên cho mỗi cá nhân, tổ chức có ý định thành lập công ty. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần cần những gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.
Xem thêm:
>> Thành lập công ty TNHH có khó hay không?
>> Dịch vụ hỗ trợ đăng ký doanh nghiệp
>> Đăng ký kinh doanh và đăng ký doanh nghiệp khác nhau như thế nào?
Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp gồm những gì?
Tùy theo loại hình doanh nghiệp dự định đăng ký mà cá nhân, tổ chức chuẩn bị các bộ hồ sơ khác nhau.
Hồ sơ đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp của doanh nghiệp tư nhân (Luật Doanh nghiệp 2014)
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Bản sao Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của chủ doanh nghiệp tư nhân.
Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp của công ty hợp danh:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Danh sách thành viên.
- Bản sao Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên.
- Bản sao Giấy chứng nhân đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.
Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp của công ty trách nhiệm hữu hạn
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên.
- Bản sao các giấy tờ sau đây:
– Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân;
– Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức. Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
– Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.
Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp của công ty cổ phần
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.
- Bản sao các giấy tờ sau đây:
– Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân;
– Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức. Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
– Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.
Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp
Thủ tục đăng ký doanh nghiệp được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Soạn thảo và tiến hành nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp
Bước 2: Công bố thành lập doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia
Việc công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp sẽ được thực hiện ngay tại thời điểm doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh, phí công bố cũng sẽ được thu tại thời điểm này
Bước 3: Thực hiện thủ tục khắc dấu, thông báo mẫu dấu của doanh nghiệp
Sau khi hoành thành các thủ tục và nhận được giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp, chủ sở hữu có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho cá nhân, tổ chức khác thực hiện các thủ tục với đơn vị khắc dấu để tạo con dấu pháp nhân cho doanh nghiệp mình.
Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp của Phan Law Vietnam
Dịch vụ hỗ trợ đăng ký thành lập doanh nghiệp của Phan Law Vietnam sẽ hỗ trợ doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định mà không cần đến Sở Kế hoạch và Đầu tư. Nếu bạn thấy khó khăn để thực hiện, hãy cân nhắc dịch vụ Đăng ký doanh nghiệp do Phan Law Vietnam cung cấp.
Phan Law Vietnam là đơn vị có nhiều kinh nghiệm trong việc tiến hành thủ tục đăng ký doanh nghiệp qua mạng. Cụ thể như tư vấn lựa chọn loại hình doanh nghiệp, phân tích ưu nhược điểm của từng loại hình; soạn và nộp hồ sơ, nhận kết quả; hỗ trợ các thủ tục cần làm sau khi nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp,….