Top 7+ những việc cần làm sau khi thành lập công ty bạn nên biết
Mục lục
Sau khi thành lập, doanh nghiệp đã chính thức có tư cách pháp lý và được giao kết hợp đồng, thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh, hợp tác,… Tuy nhiên, những việc cần làm sau khi thành lập công ty rất quan trọng để tránh việc bị phạt. Dưới đây là một số việc làm mà chủ doanh nghiệp cần nắm bắt sẽ được Đăng ký Kinh doanh nhanh chia sẻ qua bài viết dưới đây!
1. Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
Việc đầu tiên trong những việc cần làm sau khi thành lập công ty là công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp. Theo quy định tại Điều 32 Luật Doanh nghiệp năm 2020, trong thời gian không quá 30 ngày sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải nộp phí theo quy định của pháp luật.
Khi công bố doanh nghiệp cần cung cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, danh sách cổ đông,… cần thiết theo ngành nghề công ty. Trường hợp doanh nghiệp thay đổi nội dung đăng ký thì những thay đổi cần phải tương ứng với thông báo được công khai trên Cổng thông tin quốc gia về việc thay đổi đăng ký doanh nghiệp.
2. Những việc cần làm sau khi thành lập công ty – Mở tài khoản cho doanh nghiệp
Việc tiếp theo trong những việc cần làm sau khi thành lập công ty là mở tài khoản. Việc mở tài khoản ngân hàng giúp doanh nghiệp thực hiện các giao dịch kinh doanh một cách chuyên nghiệp. Tài khoản ngân hàng được sử dụng để nhận tiền từ khách hàng, thanh toán nhà cung cấp, thực hiện chuyển khoản và các giao dịch khác liên quan đến hoạt động kinh doanh của bạn.
Theo quy định bắt buộc thì giao dịch trên 20 triệu đồng cần chuyển khoản để được khấu trừ thuế,… và những lợi ích khác. Đặc biệt, sau khi mở tài khoản thì trong vòng 10 ngày doanh nghiệp phải thông báo lên Sở KH&ĐT để nắm thông tin và kiểm soát các giao dịch.
3. Khắc dấu và thông báo mẫu dấu
Những việc cần làm sau khi thành lập công ty là khắc dấu và thông báo mẫu dấu. Doanh nghiệp cần liên hệ với Cơ quan đăng ký kinh doanh Tỉnh/Thành phố thuộc trung ương để thực hiện công bố mẫu dấu. Theo Luật quy định mới nhất, doanh nghiệp được tự quyết định hình thức và số lượng con dấu.
4. Những việc cần làm sau khi thành lập công ty – Đăng ký thuế lần đầu
Thông tin đăng ký thuế lần đầu là một trong những việc cần làm sau khi thành lập công ty cần thiết giúp doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh. Doanh nghiệp chỉ cần cung cấp tờ khai đăng ký thành lập doanh nghiệp ở Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư chứ không cần đến cơ quan thuế.
Khi đăng ký thuế lần đầu, doanh nghiệp sẽ được cấp mã số thuế cho công ty của mình. Mã số thuế này là một định danh duy nhất cho doanh nghiệp của bạn trong hệ thống thuế. Nó sẽ được sử dụng để ghi nhận và theo dõi các hoạt động thuế của công ty.
Xem thêm: Kinh nghiệm lựa chọn đơn vị dịch vụ thành lập công ty TPHCM uy tín
5. Mua chữ ký số
Phải có chữ ký số thì mới nộp tờ khai thuế qua mạng được. Do vậy, việc mua chữ ký số là một trong những việc cần làm sau khi thành lập công ty. Hiện nay, các cơ quan thuế đều nhận tờ khai qua mạng, do vậy việc mua chữ ký số sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu việc đến trực tiếp cơ quan đến nộp thuế.
Khi mua chữ ký số doanh nghiệp nên chọn những đơn vị uy tín như: VNPT, FPT, FastCA, Viettel,… Nên chọn những thương hiệu lớn, có uy tín để đảm bảo các vấn đề về kỹ thuật và được hỗ trợ khi cần thiết.
6. Treo biển hiệu tại doanh nghiệp
Treo biểu hiện là một cách để công ty thông báo về việc thành lập và ngành nghề kinh doanh đang được hoạt động. Biểu hiện thường bao gồm tên công ty, logo, thông tin liên hệ và có thể bao gồm cả thông tin về lĩnh vực hoạt động của công ty.
Việc treo biểu hiện là một trong những việc cần làm sau khi thành lập công ty quan trọng mang lại nhiều lợi ích, cũng như thông báo về sự tồn tại của công ty, xây dựng thương hiệu, quảng bá, tiếp thị, xác định vị trí và tạo lòng tin trong lòng khách hàng và đối tác. Đảm bảo biểu hiện của bạn phù hợp với nhận diện thương hiệu và thu hút sự chú ý từ công chúng mục tiêu.
7. Đăng ký mua và phát hành hóa đơn điện tử
Theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP thì 100% doanh nghiệp cần sử dụng hóa đơn điện tử. Vì vậy nếu không chuyển dữ liệu điện tử cho cơ quan thuế hoặc chuyển dữ liệu muộn hơn so với thời hạn quy định thì có thể bị phạt hành chính lên tới 20 triệu đồng (Căn cứ theo Điều 30 Nghị định 125/2020/NĐ-CP).
Việc đăng ký mua và phát hành hóa đơn điện tử sẽ giúp tiết kiệm thời gian và tài nguyên so với việc sử dụng hóa đơn giấy truyền thống. Công ty sẽ không cần phải in, lưu trữ và vận chuyển hàng ngàn hóa đơn giấy mỗi năm. Đặc biệt, hóa đơn điện tử cũng tăng tính chính xác, đáng tin cậy, dễ dàng quản lý và tra cứu.