Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có phải là giấy phép kinh doanh không?
Mục lục
Khi mới thành lập doanh nghiệp đều phải làm giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Đây là một văn bản dùng để định danh, phân biệt với các doanh nghiệp khác. Do đó, khi muốn thành lập doanh nghiệp thì luôn phải thực hiện mọi thủ tục đề nghị cấp giấy. Tuy nhiên, một vài người thường thắc mắc không biết giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có phải giấy phép kinh doanh không?
1. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có phải giấy phép kinh doanh theo quy định không?
Theo khoản 15 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 giải thích Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là bản giấy hoặc văn bản điện tử ghi lại thông tin đăng ký kinh doanh do Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp.
Trong khi đó, Giấy phép kinh doanh được hiểu là một trong những căn cứ pháp lý để cá nhân, tổ chức được phép hoạt động kinh doanh một số ngành nghề nhất định. Như vậy, về bản chất, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh không phải là giấy phép kinh doanh.
Đồng thời, tại Điều 6 Nghị định 01/2021/NĐ-CP cũng quy định về Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không phải là giấy phép kinh doanh như sau:
1. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh được cấp cho doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh được ghi trên cơ sở thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký thuế của doanh nghiệp. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không phải là giấy phép kinh doanh.
2. Trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh được lưu dưới dạng dữ liệu điện tử trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp tại cùng thời điểm có nội dung khác so với Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh bằng bản giấy thì Giấy chứng nhận có nội dung được ghi đúng theo nội dung trong hồ sơ đăng ký của doanh nghiệp có giá trị pháp lý.
Như vậy, chủ doanh nghiệp cần phân biệt hai loại giấy tờ này, tránh nhầm lẫn. Cụ thể, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được cơ quan hành chính công Nhà nước ghi nhận một số thông tin cơ bản và là cơ sở để xác định nghĩa vụ bảo hộ quyền sở hữu tên doanh nghiệp của Nhà nước. Còn Giấy phép kinh doanh là loại giấy cho phép cá nhân, tổ chức hoạt động kinh doanh, là loại giấy được cấp sau giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
2. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh gồm những nội dung gì?
Tại Điều 28 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định như sau về nội dung Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh như sau:
1. Tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp;
2. Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
3. Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần; đối với thành viên hợp danh của công ty hợp danh; đối với chủ doanh nghiệp của doanh nghiệp tư nhân. Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức đối với công ty trách nhiệm hữu hạn;
4. Vốn điều lệ đối với công ty, vốn đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân.
Như vậy, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cần thể hiện những nội dung chính như sau:
- Tên doanh nghiệp và mã số thuế đi kèm;
- Địa chỉ trụ sở chính;
- Họ và tên, địa chỉ liên hệ, quốc tịch, giấy tờ pháp lý,…
- Vốn điều lệ của công ty.
Điều kiện kinh doanh mà chủ doanh nghiệp cần nắm rõ là phải có hoặc thực hiện ngành nghề đăng ký kinh doanh bằng giấy phép, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề,… Theo đó, khi không có các loại giấy liên quan đến quá trình đăng ký kinh doanh như giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp không được thực hiện việc kinh doanh.
Xem thêm: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và những điều cần biết
3. Dịch vụ làm giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép kinh doanh uy tín, chuyên nghiệp
Nếu bạn đang cần tìm một đơn vị cung cấp dịch vụ làm giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nhanh chóng, tiện lợi giúp bạn tiết kiệm tối đa chi phí và thời gian thì hãy tham khảo Đăng ký Kinh doanh nhanh nhé.
Tại đây, với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, Đăng ký Kinh doanh nhanh sở hữu đội ngũ nhân viên am hiểu pháp lý, thủ tục làm các loại giấy phép cần thiết trong quá trình kinh doanh. Đăng ký Kinh doanh nhanh cam kết sẽ hoàn thành và bàn giao cho bạn trong thời gian sớm nhất.
Khi sử dụng dịch vụ làm các loại giấy tờ trong quá trình đăng ký kinh doanh tại Đăng ký Kinh doanh nhanh bạn sẽ nhận được những quyền lợi như:
- Tư vấn các vấn đề pháp lý trước khi xin cấp giấy phép;
- Công chứng hồ sơ, xuất trình hồ sơ cho Khách hàng ký tận nơi;
- Giao giấy phép kinh doanh tận nhà theo yêu cầu;
- Tư vấn các vấn đề pháp lý, thuế, kế toán trong quá trình hoạt động kinh doanh (khi Khác có nhu cầu).
- …