Sự cần thiết của mã đăng ký kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp
Mục lục
Mã đăng ký kinh doanh được quy định theo Hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam. Đây là mã số có giá trị độc lập và không chịu tác động của Luật doanh nghiệp năm 2020. Do đó, có thể thấy loại mã đăng ký kinh doanh này vô cùng cần thiết trong quá trình thành lập doanh nghiệp.
1. Sự cần thiết của mã ngành đăng ký kinh doanh
Mã đăng ký kinh doanh hay còn là mã ngành đăng ký kinh doanh. Loại mã này ghi lại tên viết tắt, rút gọn của các ngành nghề kinh doanh mà khi thành lập doanh nghiệp sẽ được ghi đầy đủ trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cũng như được công bố công khai trên cổng thông tin đăng ký quốc gia.
Mã đăng ký kinh doanh là một trong những dấu hiệu cho thấy cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội được biết đến doanh nghiệp chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nào, cụ thể ra sao. Từ đó, mọi người có thể tìm được việc làm phù hợp cũng như lựa chọn định hướng tiêu dùng trong tương lai.
Đối với doanh nghiệp, việc chọn mã đăng ký kinh doanh đồng nghĩa với việc lựa chọn ngành nghề kinh doanh phù hợp. Khi thành lập công ty sẽ thể hiện mong muốn kinh doanh và tìm kiếm lợi nhuận trong một số lĩnh vực nhất định. Mã đăng ký kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp xác định và biết rõ ai đang tham gia thị trường, từ đó tạo thế cạnh tranh lành mạnh trong thời đạt phát triển kinh tế thị trường.
Xem thêm: Cách tra cứu ngành nghề trong danh mục mã ngành đăng ký kinh doanh
2. Quy định đăng ký ngành nghề kinh doanh theo mã ngành
Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp hoặc công bố sửa đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh, chủ doanh nghiệp phải đăng ký ngành nghề kinh doanh theo Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam hiện hành, trong đó:
- Đối với các công ty thành lập trước tháng 10/2018 có ngành nghề ghi theo hệ thống mã ngành cũ thì phải đăng ký cập nhật mã ngành mới. Nếu doanh nghiệp chưa cập nhật trên Cổng thông tin quốc gia sẽ thấy hệ thống ghi chú đỏ với các ngành nghề kinh doanh có mã ngành cũ.
- Đối với doanh nghiệp hiện nay đang dự kiến thành lập phải đăng ký mã ngành nghề kinh doanh theo Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam nêu trên. Đây cũng chính là lý do người lập hồ sơ thành lập công ty phải tra cứu mã ngành nghề kinh doanh trong hệ thống.
Khi thực hiện mã đăng ký kinh doanh, bạn có thể gặp một số vấn đề như:
- Một số ngành nghề chưa được quy định chi tiết trong mã ngành như: Kinh doanh thiết bị phòng cháy chữa cháy, kinh doanh thiết bị ngành dầu khí,…
- Đối với một số ngành, cơ quan đăng ký kinh doanh yêu cầu doanh nghiệp phải liệt kê chi tiết nội dung kinh doanh vì mã ngành cấp 4 khá chung chung.
- Một số ngành nghề kinh doanh được ghi theo chứng chỉ hành nghề, giấy phép con nên không khớp với nội dung mã ngành đã ghi.
- Các công ty có vốn đầu tư nước ngoài khó cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho mục đích dự án được cấp theo mã CPC quy định tại Biểu cam kết WTO.
3. Thủ tục bổ sung mã đăng ký kinh doanh mới nhất
Trong thời hạn 10 ngày (kể từ ngày thay đổi), doanh nghiệp cần thông báo bổ sung hoặc thay đổi ngành nghề; Hồ sơ bổ sung ngành nghề kinh doanh hoặc thay đổi mã ngành bao gồm:
- Thông báo thay đổi ngành nghề đăng ký kinh doanh (theo mẫu Phụ lục II-1 Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT);
- Quyết định và bản sao biên bản họp về việc thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh của chủ sở hữu (đối với Công ty TNHH 1 thành viên), Hội đồng thành viên (đối với Công ty TNHH 2 thành viên trở lên và công ty hợp danh) hoặc đại hội đồng cổ đông (đối với công ty cổ phần);
- Trường hợp ủy quyền cho người khác thay mặt người đại diện theo pháp luật thì phải có văn bản ủy quyền;
- Nộp hồ sơ đến Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư (nơi công ty đặt trụ sở chính), thời gian giải quyết là 3 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Ngoài việc đăng ký trực tiếp, bạn có thể đăng ký thay đổi, bổ sung mã số doanh nghiệp trực tuyến theo 2 cách:
- Cách 1: Sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh;
- Cách 2: Sử dụng chữ ký số (token).
Có thể thấy rằng, mã ngành đăng ký kinh doanh là vô cùng cần thiết đối với doanh nghiệp. Chỉ khi kích hoạt mã ngành đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp mới có thể hoạt động và trong phạm vi ngành nghề quy định của pháp luật.