Cách tra cứu ngành nghề trong danh mục mã ngành đăng ký kinh doanh
Mục lục
Tra cứu ngành nghề trong danh mục mã ngành đăng ký kinh doanh là rất cần thiết trong quá trình thành lập doanh nghiệp. Các bước tra cứu ngành nghề thực hiện theo các bước nào? Bài viết dưới đây của Phan Law Vietnam sẽ cung cấp các vấn đề liên quan đến các bước tra cứu ngành nghề.
1. Sự cần thiết của danh mục mã ngành đăng ký kinh doanh
Danh mục mã ngành đăng ký kinh doanh là việc rút gọn các ngành nghề kinh doanh trong quá trình thành lập doanh nghiệp, sẽ được ghi đầy đủ trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau đó sẽ được công khai trên Cổng thông tin quốc gia về việc đăng ký doanh nghiệp.
Danh mục mã ngành đăng ký kinh doanh là một trong các dấu hiệu mà Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội biết được ngành nghề của mình hoạt động trong lĩnh vực gì, cụ thể ra sao. Từ đó tìm kiếm được việc làm phù hợp cũng như lựa chọn được định hướng phát triển trong tương lai.
Đối với các doanh nghiệp thì việc lựa chọn mã ngành đăng ký kinh doanh phù hợp khi thành lập công ty sẽ thể hiện được mong muốn kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận của mình trong ngành nghề nhất định. Từ đó biết được những công ty nào cùng thị trường liên quan, từ đó tạo thế mạnh cạnh tranh lành mạnh trong xu hướng phát triển kinh tế.
2. Cách tra cứu ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp
Danh sách các ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp được Phòng Đăng ký kinh doanh ghi nhận trong phần xác nhận thông tin đăng ký doanh nghiệp. Những thông tin này được lưu trữ tại Cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia để bạn có thể tra cứu trực tuyến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông qua website này.
Các bước tra cứu ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm:
- Bước 1: Xác định mã số doanh nghiệp (Mã số thuế) của doanh nghiệp muốn tra cứu;
- Bước 2: Truy cập địa chỉ dangkykinhdoanh.gov.vn và nhập mã doanh nghiệp vào ô tìm kiếm;
- Bước 3: Chọn tên doanh nghiệp hiển thị trong danh mục mã ngành đăng ký kinh doanh;
- Bước 4: Xem phần thông tin ngành, doanh nghiệp được hệ thống hiển thị.
Vì vậy, để tra cứu ngành nghề kinh doanh của một doanh nghiệp, bạn chỉ cần có mã số thuế của đơn vị đó là có thể biết được danh sách ngành nghề kinh doanh mà họ đã đăng ký.
Xem thêm: Mẫu quyết định thành lập công ty TNHH mới nhất 2023
3. Tra cứu mã ngành nghề kinh doanh trên danh mục mã ngành đăng ký kinh doanh
Bạn sẽ phải “Tra cứu mã ngành nghề kinh doanh” hay còn gọi là tra cứu ngành nghề theo hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam khi:
- Đăng ký ngành nghề kinh doanh để thành lập doanh nghiệp
- Lựa chọn thêm ngành nghề kinh doanh để đăng ký kinh doanh, công ty của mình.
- Đăng ký là hộ kinh doanh cá thể hoặc hợp tác xã.
Cách tra cứu mã ngành nghề kinh doanh như sau:
– Bước 1: Tải hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam;
- Hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam mới nhất được quy định tại Phụ lục I Quyết định 37/2018/QĐ-TTg, được diễn giải chi tiết tại Phụ lục II Quyết định 37. Do đó, các bạn cũng có thể kiểm tra nhanh phạm vi phạm vi kinh doanh của từng ngành được đề cập tại Phụ lục II.
– Bước 2: Lựa chọn ngành, nghề kinh doanh cấp 4 trong hệ thống mã ngành;
– Bước 3: Đối với những ngành nghề chưa có mã ngành, đăng ký dựa trên việc tra cứu các thông tin sau:
- Tra cứu những ngành, nghề kinh doanh không có trong hệ thống mã ngành để tìm văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh.
- Tra cứu nội dung hoạt động để tìm mã ngành tương tự hoặc phù hợp.
– Bước 4: Tổng hợp thành bộ ngành nghề kinh doanh hoàn chỉnh.
Sau khi có được bộ ngành nghề kinh doanh tiêu chuẩn, bạn sử dụng danh sách này để khai trong hồ sơ đăng ký kinh doanh mà bạn đang chuẩn bị thực hiện.
4. Lưu ý khi đăng ký ngành nghề kinh doanh theo mã ngành trong danh mục
Nghị định hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp quy định doanh nghiệp phải đăng ký ngành nghề kinh doanh theo mã ngành cấp 4 của Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam. Trên thực tế, khi đăng ký ngành nghề kinh doanh theo mã ngành doanh nghiệp còn một số bất cập như: Có những ngành nghề chưa được quy định trong hệ thống kinh tế Việt Nam.
Theo Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp có thể đăng ký kinh doanh tất cả các ngành nghề mà pháp luật không cấm miễn là đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định pháp luật chuyên ngành. Hệ thống kinh tế Việt Nam tất nhiên chưa hoàn thiện vì có những lĩnh vực kinh doanh phát triển sau khi các văn bản pháp luật được ban hành, hoặc có những ngành nghề chưa được ghi nhận do thiếu sót của bộ tổng hợp. Khi đăng ký các ngành nghề này, doanh nghiệp cần:
- Ghi lại các quy định pháp luật chi tiết điều chỉnh các nội dung liên quan đến ngành nghề kinh doanh.
- Trường hợp ngành chưa có văn bản quy phạm pháp luật thực tế quy định, doanh nghiệp cần gửi văn bản giải trình đến Phòng Đăng ký kinh doanh về sự tồn tại thực tế của ngành, nghề kinh doanh để cơ quan này làm rõ.
Có ngành nghề kinh doanh có nội dung không phù hợp với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp